Nhiều bà vợ luôn kêu ca việc các đức ông chồng không chịu tiếp thu lời mình nói, "nghe tai nọ sang tai kia". Dưới đây là một vài 'bí kịp" để các đức lang quân không còn lơ là lời nói của bạn....
Khi nhận thấy những dấu hiệu không chú ý lắng nghe từ chồng, bạn có thể thấy buồn, tức giận. Điều này lâu dần có thể tạo nên những căng thẳng trong hôn nhân của vợ chồng bạn.
Mắt khác, bạn cũng băn khoăn không thể hiểu tại sao chồng lại không lắng nghe những gì bạn nói. Thay vì cằn nhằn anh xã, bạn có thể áp dụng nhiều chiêu dưới đây để chồng bạn không chỉ lắng nghe mà thực sự luôn muốn lắng nghe những gì vợ nói.
Xem xét "kiểu" nói chuyện của bạn với chồng
Nếu đang là người thường xuyên nói chuyện với chồng với giọng điệu và "kiểu" nói chuyện dưới đây, bạn chắc chắn cần phải thay đổi nhanh chóng.
Nói chuyện hay than vãn, kêu ca: Có lẽ chính bạn có thể không xác định được tật xấu này của bạn khi chuyện trò với chồng. Nhưng hầu hết đàn ông sẽ cảm thấy rất mệt mỏi và không muốn phải nghe những lời nói than vãn, kêu ca phát ra từ người bạn đời của họ.
Do đó, nếu cứ mở miệng ra là than vãn, bạn hãy chấm dứt ngay cách nói chuyện này để có được sự chú ý từ chồng.
Nói chuyện quá lớn tiếng và mạnh mẽ: Nói chuyện với chồng mà những bà vợ nói quá lớn tiếng và sử dụng động từ mạnh để tấn công hay áp đảo chồng cũng khiến đàn ông dễ bị mất hứng thú và nghe một lúc họ sẽ lơ đãng lời bạn nói ngay được.
Nói chuyện quá nhỏ và yếu ớt: Có những người vợ khi nói chuyện với chồng lại nói giọng quá yếu ớt và nhỏ khiến chàng phải cũng chẳng buồn chú ý bạn nói gì.
Nói chuyện quanh co: Thay vì nói thẳng ra những điều bạn đang nghĩ, bạn lại chọn cách nói quanh co, dài dòng khiến chồng bạn dù cố gắng cũng không thể tập trung vào câu chuyện của bạn từ đầu đến cuối.
Chọn thời điểm chồng sẵn sàng lắng nghe bạn nói
Để chồng luôn vui vẻ và sẵn sàng lắng nghe bạn nói, các bà vợ hãy lưu ý chọn thời điểm chuyện trò với chồng.
Một số phụ nữ thường nói chuyện với chồng vào buổi sáng sớm, trong khi những người khác lại hay thực hiện vào buổi tối. Nói chung, nên chọn thời điểm nào chồng bạn được thư thả, không bận rộn và có tâm trạng thoải mái nhất.
Tuyệt đối, đừng bao giờ dại dột lựa chọn sai thời điểm nói chuyện với chồng. Bởi chồng bạn cũng có lúc bận rộn với công và những lo lắng khác nhau.
Sau khi lựa chọn được thời điểm, bạn nên để ý đến các yếu tố xung quanh liệu có là “thủ phạm” làm gián đoạn được cuộc nói chuyện của bạn với chồng không. Vì thực tế, một số yếu tố bên ngoài đôi khi có khả năng khiến chồng bạn bị phân tâm đấy.
Không nói chuyện khi anh xã đang căng thẳng
Đàn ông khác đàn bà ở chỗ, họ có thể che giấu rất tốt tâm trạng tồi tệ của mình. Vì thế, nhiều người đàn ông dẫu không vui hoặc đang gặp chuyện gì đó căng thẳng, song họ lại giấu kín bên trong mà không nói ra cho bạn đời biết được.
Vì thế, nếu bạn không tinh ý nhận ra chồng đang căng thẳng mà nói chuyện thì chắc chắn cuộc nói chuyện này sẽ không được chàng để ý và quan tâm. Thậm chí, cuộc nói chuyện có thể không mấy vui vẻ vì chàng có thể nổi cáu với bạn vì một điều khác không liên quan đến chủ đề bạn đang nói.
Biết lắng nghe anh xã nói chuyện
Khi chồng bạn có những lần nói chuyện, là vợ, bạn cũng hãy lắng nghe những điều chồng nói và tập trung chú ý vào câu chuyện của chàng.
Đừng bao giờ tỏ ra lơ đãng sự chú ý của bạn khi chồng đang nói. Cũng đừng bao giờ vừa đọc sách hay làm việc gì khác khi chồng nói chuyện.
Thậm chí, nếu bạn chỉ muốn nghe về các chủ đề nhất định? Song chồng bạn lại hào hứng muốn nói về một việc đã xảy ra tại nơi làm việc. Bạn có thể cảm thấy nhàm chán và không quan tâm đến những điều chồng nói nên lơ đãng.
Điều này chàng có thể nhận ra ở bạn lúc đó. Và khi bạn nói, nhất là chủ đề chàng không mấy hứng thú quan tâm, chàng cũng sẽ sẵn sàng không cố lắng nghe bạn nói.
Nói chuyện với chồng về cảm xúc của bạn
Nếu 4 điều trên làm thay đổi được chàng, bạn hãy lên kế hoạch thực hiện cuộc nói chuyện thẳng thắn về điều này với chồng. Song hãy nhớ, khi nói chuyện về vấn đề này, đừng bao giờ bạn nói quá gay gắt và áp đặt, đe dọa, thách thức chồng nhé.
Thay vì nói: “Anh đã làm em cảm thấy quá buồn khi anh không lắng nghe em nói. Lần sau, anh phải nghe em nói đấy”. Hãy nói rằng: "Em cảm thấy như thể anh không nghe thấy những gì em nói và em rất buồn vì điều này”.
Nói chung hãy chỉ chia sẻ với chồng về cảm xúc của bạn và hãy để buổi nói chuyện diễn ra trong một môi trường thoải mái, yên tĩnh. Hãy nói, bạn yêu chàng và may mắn có chàng trong cuộc sống của bạn. Nhưng bạn muốn vợ chồng cũng phải chia sẻ và lắng nghe nhau thường xuyên để củng cố mối quan hệ vợ chồng.
Lưu ý:
- Nhìn thẳng vào mắt chồng khi bạn đang cố gắng để nói chuyện với chàng.
- Hãy nhớ việc để chồng lắng nghe bạn nói là cả một quá trình và nó có thể mất nhiều nỗ lực của bạn đấy.
- Khi chồng không chăm chú lắng nghe bạn nói, bạn có thể thấy thất vọng và khó chịu. Nhưng hãy biết cách vượt qua cảm xúc này nhanh chóng. Bởi vì nếu cứ để chúng xuất hiện, nó sẽ ngăn cản bạn đạt được mục tiêu của mình.
Theo Pháp luật & Xã hội