Có rất nhiều điều tưởng chừng như nhỏ nhặt nhưng cũng có thể gây ra sự đổ vỡ trong hôn nhân.
Hãy chấp nhận những gì đã qua, tha thứ cho bản thân và người khác để có được hạnh phúc riêng cho mình.
Bạn đợi chồng lên tiếng về nhu cầu của anh ấy, đặc biệt là "chuyện ấy"
Đàn ông luôn muốn tỏ ra mình là người mạnh mẽ, đặc biệt họ không thích thừa nhận mình bị phụ thuộc. Nếu anh ấy cảm thấy bạn quá bận rộn hoặc không sẵn sàng lắng nghe những mong muốn của mình, anh ấy sẽ giữ trong lòng và cảm thấy khổ sở. Lời khuyên của các chuyên gia là hãy hỏi về những điều anh ấy muốn.
Bạn không khen ngợi anh ấy
Dù anh ấy là trụ cột kinh tế của gia đình hay ở nhà chăm sóc con, hãy tìm mọi cách để khích lệ chàng. Tiến sĩ tâm lý Andra Brosh cho biết: "Đừng tiết kiệm lời khen dành cho chàng ngay cả khi bạn cũng làm việc rất vất vả. Việc thiếu sự khen ngợi sẽ dẫn đến một cuộc hôn nhân đầy những cảm xúc tiêu cực". Ngược lại, nếu bạn cảm thấy chồng không cảm kích trước những gì bạn làm hãy nói cho anh ấy biết.
Bạn thấy chàng không thể hiện tình yêu
Mặc dù chàng vẫn còn rất yêu bạn tuy nhiên anh ấy cho rằng không cần thiết phải luôn thể hiện tình cảm. Tình yêu của anh ấy sẽ thể hiện qua hành động của mình như làm một người cha tốt, một người chồng luôn chu cấp đầy đủ cho gia đình hoặc đơn giản hơn là tối tối vẫn giúp bạn làm việc nhà. Là một người phụ nữ tinh tế bạn đừng nên bỏ qua những việc làm anh ấy dành cho bạn.
Bạn không thừa nhận việc mình thiếu kinh nghiệm hay lãnh cảm trong chuyện chăn gối
Việc bạn lờ đi vấn đề của bản thân cũng giống như việc bạn đang phớt lờ anh ấy.
Khi bạn từ chối việc chăn gối vợ chồng, bạn đang tự phá hoại hôn nhân của mình. Nếu bạn không hứng thú với "chuyện ấy" hãy tự tìm hiểu nguyên nhân bằng cách đi gặp bác sĩ. Đó có thể là do vấn đề tâm lý hay cảm xúc... và hãy thể hiện cho chàng thấy là bạn đang cố gắng thoát khỏi tình trạng này. Việc bạn lờ đi vấn đề của bản thân cũng giống như việc bạn đang phớt lờ anh ấy.
Bạn so sánh người cũ với anh ấy
Một số phụ nữ thường hồi tưởng về tình cũ. Việc đề cập những điều tốt của người cũ sẽ tạo ra những tranh cãi và căng thẳng giữa vợ chồng bạn. Bạn nên chỉ quan tâm đến những tính tốt của chồng và nhẹ nhàng góp ý những thói quen xấu, đừng so sánh anh ấy với người cũ.
Bạn cho rằng đàn ông ai cũng xấu
Có thể người cũ từng làm bạn tổn thương vì vậy bạn cho rằng chồng của bạn cũng không hơn gì. Bạn không thể tạo được sự gần gũi giữa vợ chồng nếu bạn còn bị quá khứ ám ảnh. Hãy chấp nhận những gì đã qua, tha thứ cho bản thân và người khác để có được hạnh phúc riêng cho mình.
Một mình bạn cố gắng hàn gắn hôn nhân
Khi xảy ra mâu thuẫn, việc hàn gắn hôn nhân không thể đến từ một phía. Nếu bạn cảm thấy việc này chỉ mình bạn cố gắng nhưng vẫn chỉ trong vô vọng, hãy tìm sự giúp đỡ từ các chuyên gia để khiến bạn đời của bạn hợp tác trong việc giải quyết mâu thuẫn của hai người.
Bạn suy diễn ý nghĩ của chàng
Khi chồng bạn góp ý về vấn đề chi tiêu đừng đáp trả anh ấy bằng cách chì chiết cặp vé coi bóng đá đắt đỏ của chồng.
Bạn không bao giờ thảo luận với chồng về vấn đề tài chính vì bạn biết chồng sẽ nói gì? Việc suy đoán suy nghĩ của đối phương sẽ tạo ra cãi vã giữa hai người. Hãy chia sẽ những lo lắng, dự định của bản thân và hỏi ý kiến của anh ấy. Bạn nên đưa ra những băn khoăn để anh ấy giúp bạn tháo gỡ thay vì bắt đầu bằng đối thoại.
Bạn tảng lờ mọi quan điểm của chồng trong mọi cuộc tranh luận
Khi chồng bạn góp ý về vấn đề chi tiêu đừng đáp trả anh ấy bằng cách chì chiết cặp vé coi bóng đá đắt đỏ của chồng. Trong cuộc sống hôn nhân chúng ta thường cố gắng bảo vệ "cái tôi" của mình mà quên đi điều quan trọng là phải đặt mình vào vị trí của đối phương.
Bạn luôn nói bóng gió với chồng
Theo các chuyên gia anh ấy sẽ không hiểu cảm xúc hoặc mong muốn của bạn khi bạn không biểu đạt trực tiếp và rõ ràng. Bạn nên đề cập trực tiếp mọi vấn đề với chồng một cách thẳng thắn và chân thành, không nên lúc nào cũng áp dụng chiêu "rào trước đón sau".
Bạn không tạo sự kết nối với ông xã
Hôn nhân luôn cần được "giữ lửa" tuy nhiên cuộc sống bận rộn khiến bạn quên đi điều này. Nếu bạn coi chồng chỉ như một người ở chung nhà, hãy tự hỏi bản thân: "Tại sao mình né tránh anh ấy?". Nếu bạn không có câu trả lời chắc chắn, hãy nhờ sự tư vấn của người thân, bạn bè hay các chuyên gia tâm lý.
Theo Nguoiduatin.vn