Bạn đã bao giờ thử một chế độ ăn kiêng và sau đó bàng hoàng phát hiện ra thay vì giảm cân, mình đang trở nên mỡ màng hơn?
Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy gần 1/3 phụ nữ tăng gần 2kg sau khi thực hiện một giai đoạn ăn kiêng. Nghe có vẻ vô lý, nhưng thực tế tình trạng này đã xảy ra và làm cho quần jean đã khá chật của chị em càng trở nêngò bó hơn. Vì sao vậy? Dưới đây là năm lý do hàng đầu giải thíchvì sao một chế độ ăn kiêng lại có thể mở rộng vòng eo của bạn.
1. Chế độ ăn kiêng mất cân bằng
Một cuộc khảo sát ở Anh cho thấy cứ ba phụ nữ thì một người bắt đầu thực hiện chế độ ăn kiêng trong độ tuổi từ 15 và 20. Phần đông sau đó sẽ duy trì ăn kiêng khoảng 3 lần một năm và trên 10% sẽ tiếp tục với tần suất là 5 lần một năm.
Vấn đề là, nhiều chương trình ăn kiêng quá nghiêm ngặt, có thể làm ngừng đột ngột sự trao đổi chất và dẫn đến sự mất cân đối. Ví dụ, cắt giảm mức chất béo quá đà có thể làm tăng lượng carbohydrates vì cơ thể thiếu mỡ để đốt cháy chúng, lượng carbs thừa này sau đó lại được tích trữ dưới dạng các tế bào mỡ! Ngược lại, một chế độ ăn cho phép ăn “tẹt ga” một số loại thực phẩm “cho phép” lại thường dẫn đến sự ăn uống vô độ. Thật không may, bất cứ khi nào lượng thức ăn nhiều hơn nhu cầu của cơ thể đều đưa tới những ngấn mỡ không mong muốn.
2. Chế độ ăn uống không “phòng hờ” cho một chút thoải mái
Một trong những lý do cơ bản làm cho chế độ ăn kiêng không bền vững là tâm lý “bật” (“on”) hoặc “tắt” (“off”). Khi “on” một chế độ ăn kiêng quá lâu ngày, đến một lúc cảm thấy quá gò bó, chúng ta sẽ dễ dàng bị chuyển sang chế độ “off”, nghĩa là trở lại những thói quen không lành mạnh. Trong rất nhiều khía cạnh khác của đời sống, sự thiếu hoàn thiện đã được chúng ta chấp nhận và thậm chí được coi như những cơ hội học tập.
Sao chúng ta không áp dụng tinh thần này với trường hợp giảm cân? Nếu bạn ăn quá nhiều, hãy tự hỏi tại sao? Bạn đang ăn để tự thưởng, ăn để có cảm giác thoải mái, hay ăn để dập tắt sự lo lắng? Nếu vậy, hãy tích cực tìm kiếm những cách khác để đáp ứng những nhu cầu đó. Hoặc nếu bạn ăn uống điên cuồng sau khi thực hiện một chế độ ăn kiêng “bỏ đói”, điều này có nghĩa là chế độ đó đã thất bại và cần được điều chỉnh.
Thực tế là giảm cân và duy trì cân nặng đòi hỏi sự kiên trì. Do đó, cần tiếp cận theo cách có thể khiến chúng ta dễ gắn bó lâu dài. Nếu bạn đang ăn theo cảm xúc, hãy tìm cách loại bỏ chúng. Theo kinh nghiệm của nhiều người, đây là chìa khóa thật sự để giảm cân lâu dài.
3. Bạn phải ăn các loại thực phẩm bạn không thích
Không có gì tệ hơn là phải tiêu thụ các thực phẩm bạn không hề thích chỉ vì một chế độ ăn uống đòi hỏi như vậy. Điều này chỉ tạo ra cảm giác thiếu thốn và kìm nén, có thể làm tăng các hoóc-môn gây stress, và kết quả là, tăng thêm cảm giác thèm. Thêm vào đó nó thực sự không cần thiết! Bạn hoàn toàn có thể ănnhững món bạn thích, tận hưởng chúng mà vẫn giảm cân.
Vấn đề nằm ở chỗ tìm kiếm sự cân bằng. Ví dụ, có một cô gái nọ rất thích bánh mì. Cô nghĩ rằng cô phải bỏ hẳn chúng để giảm cân. Sau một vài ngày ăn salade và cảm thấy không thỏa mãn, cô muốn từ bỏ chế độ này để trở lại với “người bạn” bánh mì thân yêu. Mặc dù cảm thấy có lỗi nhưng điều này vẫn làm hài lòng cô hơn. Tuy nhiên, vấn đề thực sự không phải là bánh mì, mà là lượng bánh mì cô tiêu thụ hàng ngày! Nó tương ứng với khẩu phần của một nam công nhân xây dựng, không phải là cho một phụ nữ nhỏ nhắn làm công việc văn phòng như cô. Một khi điều chỉnh lại tỷ lệ, cô đã có thể vừa thưởng thức món bánh mì yêu thích, vừa gặt hái được kết quả.
4. Chế độ ăn uống đầy những thực phẩm “giả”
Cụm từ “chế độ ănkiêng” có thể làm rất nhiều người hiểu sai và tiến hành sai. Nhiều chế độ ăn chứa toàn các chất phụ gia nhân tạo, đều là những tác nhân gây ô nhiễm cơ thể. Chúng làm bạn hiếm khi thấy ngon miệng hay thỏa mãn, và thường khiến cơ thể thòm thèm hơn vì một chế độ ăn quá thiếu thốn. Vì vậy bạn càng kéo dài chế độ này thì càng dễ bị chế độ ăn hấp dẫn thường nhật lôi kéo lại. Hơn nữa, thực phẩm chế biến thường tăng cường các chất không phải là dinh dưỡng (nhằm mục đích gây no và lấp đầy dạ dày) nên khi bạn ngừng tiêu thụ chúng, theo thói quen, bạn có thể ăn nhiều hơn cho đủ thể tích dạ dày!
Bạn có thể lợi dụng nguyên tắc này để giảm cân. Ví dụ, thay vì một bữa ăn đồ ăn nguội (với rất nhiều chất dinh dưỡng và gia vị) như là một phần cơm với tôm sốt và khoai tây chiên, với cùng một số lượng calo như vậy, bạn có thể ăn thỏa thích rau xào trộn nước sốt dấm gừng. Dù rằng phần cơm tôm ở trên khoái khẩu hơn, nhưng chúng thường kích thích chúng ta ăn vặt thêm, và điều này rõ ràng là đi ngược lại mục tiêu giảm cân.
5. Một chế độ ăn kiêng cấm những thực phẩm “khó cưỡng”
Cân bằng là một từ nhàm chán, nhưng khi bạn thực sự hiểu được ý nghĩa của nó, nó trở nên vô cùng quyến rũ. Cân bằng có thể được hiểu là bạn có quyền ăn bánh kem hay bất kỳ món gì bạn yêu thích, nhưng với lượng chừng mực. Sự thật là rất ít người có thể theo đuổi một chế độ ăn kiêng vắng mặt hoàn toàn những thực phẩm khoái khẩu.
Theo kết quả điều tra của Anh, năm loại thực phẩm hàng đầu hết sức khó cưỡng là: sô-cô-la, khoai tây chiên, pho mát, bánh mì và rượu vang. Thực ra bạn vẫn có thể thưởng thức chúng mà không làm trật ray kết quả, miễn là tạo được sự cân bằng.
Chẳng hạn, nếu bạn đi ăn nhà hàng và muốn một món tráng miệng có hàm lượngcacbonhydrat và béo cao, bạn có thể xử lý linh hoạt theo cách này: loại bớt carbs và chất béo ra khỏi bữa ăn chính bằng một khẩu phần nhiều rau củ và đạm không chiên rán, như thịt gà hấp và rau luộc, rồi sau đó thưởng thức món tráng miệng kia. Sẽ khó khăn nếu hành động theo phương châm “được ăn cả, ngã về không” (ăn rất nhiều một lúc hay từ bỏ hẳn), nhưng hướng tiếp cận ăn một chút vào nhiều lần sẽ cho một kết quả tốt hơn nhiều ăn vài lần nhưng mỗi lần vô độ. Một khi bạn nhận thấy sự tiến bộ, bạn sẽ càng có thêm quyết tâm, động cơ và kiên trì để theo đuổi.
Chúc các bạn giảm cân thành công theo con đường trung dung và khoa học!