Tây bắc là vùng đất với nhiều núi non hiểm trở, trùng trùng điệp điệp. Vùng đất lịch sử làm nên bao chiến thắng oai hùng cho dân tộc. Hệ thống cung đường đèo của vùng đất Tây Bắc vô cùng hiểm trở và ngoằn nghèo.
Tuy nhiên trong số các cung đường đèo ấy, Tây Bắc nổi tiếng với 4 cung đường đẹp nhưng chứa đấy hiểm nguy.
Đèo Ô Quy Hồ:
Ngoài ruộng bậc thang thì đèo Ô Quy Hồ chính là một danh lam thắng cảnh phi vật thể của Sapa được tổ chức Kỷ lục Việt Nam(Vietkings) xác lập kỷ lục: Đèo dài nhất Việt Nam. Tại lễ kỉ niệm 110 năm du lịch Sapa, đèo Ô Quy Hồ đã được trao chứng nhận kỷ lục Việt Nam.
Nguồn Internet
Đèo Ô Quy Hồ là Đèo Hoàng Liên Sơn là một trong những cung đường đèo dài và hiểm trở hùng vĩ bậc nhất của vùng núi phía bắc Việt Nam. Với chiều dài lên tới 50km. Đèo nằm trên tuyến quốc lộ 4D nối liền 2 tỉnh Lai Châu và Lào Cai. Đỉnh đèo Ô Quy Hồ cũng chính cột mốc ranh giới của 2 tỉnh.
Tương truyền rằng: trước kia thường hiện diện một loài chim có tiếng kêu da diết, loài chim ấy gắn với huyền thoại về câu chuyện tình yêu không thành của một đôi trai gái. Từ đó trở đi, chính tiếng kêu Ô Quy Hồ của loài chim lạ được đặt tên cho con đèo hoang dại ở độ cao 2000m này.
Nguồn Internet
Một bên là vực sâu hun hút, một bên là vách núi cheo leo, con đường là thử thách mạo hiểm của các tay lái đường dài. Tuy nhiên con đường lại thu hút rất nhiều dân Phượt muốn khám phá Ô Quy Hồ.
Bên cạnh đèo Ô Quy Hồ thì đèo Khau Phạ, đèo Pha Đin và đèo Mã Pí Lèng cũng là những con đèo nổi tiếng trong "tứ đại đèo" của Tây Bắc.
Đèo Pha Đin:
“Dốc Pha Đin chị gánh anh thồ
Đèo Lũng Lô anh hò chị hát
Dù bom đạn xương tan thịt nát
Không sờn lòng, không tiếc tuổi xanh”
(Trích Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, Thơ Tố Hữu )
Nguồn Internet
Đèo Pha Đin hay còn gọi là Dốc Pha Đin là đèo núi có độ dài 32km nằm trên quốc lộ 6, một phần thuộc xã Phỏng Lái, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La; và một phần thuộc xã Tỏa Tình, huyện Tuần Giáo tỉnh Điện Biên.
Tên gọi của đèo Pha Đin nguyên gốc xuất xứ từ tiếng Thái là Phạ Đin, trong đó Phạ có nghĩa là trời, còn Đin có nghĩa là đất. Ý nghĩa là chỉ nơi giao thoa của đất trời.
Có câu chuyện lưu truyền từ xa xưa rằng: người Lai Châu cũ( Điện Biên) và người Sơn La đã có một cuộc tranh luận để tìm cách vạch định danh giới giữa 2 vùng bằng cuộc chay đua ngựa trên đèo Pha Đin. Người và ngựa của 2 phía đều đồng nhất, khỏe mạnh ngang nhau nên khi về đích không cách xa nhau là mấy. Tuy nhiên, ngựa của người Lai Châu về đích nhanh hơn một chút nên phần đèo thuộc về tỉnh Lai Châu dài hơn so với tỉnh Sơn La.
Nguồn Internet
Đèo Khau Phạ:
Đèo Khau Phạ là một trong bốn đèo hiểm trở và dài nhất tuyến quốc lộ 32, với độ dài trên 30km. Được biết đến là cung đường đèo quanh co và dốc đứng bậc nhất Việt Nam. Nằm ở khu vực giáp giới giữa huyện Văn Chấn và huyện Mù Cang Chải của tỉnh Yên Bái, đèo Khau Phạ đi qua nhiều địa danh nổi tiếng như La Pán Tẩn, Mù Căng Chải, Tú Lệ, Chế Cu Nha, Nậm Có,… với độ cao từ 1.200m đến 1.500m so với mực nước biển.
Nguồn Internet
Nguồn Internet
Vì đèo thường phủ sương trắng xóa, đỉnh núi nhô lên khỏi biển mây nên trong tiếng dân tộc Thái, Khau Phạ có nghĩa là Sừng Trời( chiếc sừng nhô lên tận trời), hay đôi khi còn được gọi là Cổng Trời.
Đèo Mã Pí Lèng:
Nguồn Internet
Đèo Mã Pí Lèng còn có thể đọc là Mã Pì Lèng, Mã Pỉ Lèng hay Mả Pì Lèng đều được, thuộc tỉnh Hà Giang là cung đường đèo hiểm trở dài khoảng 20km với độ cao 1.200m so với mực nước biển. Đèo nằm trên con đường mang tên Đường Hạnh Phúc nối liền thành phố Hà Giang , Đồng Văn và thị trần Mèo Vạc. Con đường được hàng vạn thanh niên xung phong thuộc 16 dân tộc của 8 tỉnh miền Bắc Việt Nam làm trong 6 năm (1985-1965).
Con đèo Mã Pí Lèng được du khách gọi một cách không chính thống là một trong “tứ đại đèo” tại vùng núi phía bắc Việt Nam.
Nguồn Internet
Mã Pí Lèng được gọi theo tiếng Quan Hỏa có nghĩa là sống mũi con ngựa theo nghĩa đen. Nhưng theo nghĩa bóng của tên gọi này chỉ sự hiểm trở bậc nhất của đỉnh núi, nơi nhưng con ngựa cái leo lên đến đỉnh trụy thai mà chết, nơi dốc cao đến nỗi con ngựa đi qua đều phải tắc thở, hoặc đỉnh núi dựng đứng như sống mũi con ngựa. Tuy nhiên theo một số người H’Mong bản địa thì tên đúng của đèo Mã Pí Lèng nghĩa là “sống mũi con mèo”.
Mai Thùy – sapaexpress.com