Một trong những mẹo chữa nấc cho bé là mẹ hãy ấn nhẹ tay vào vùng mạch (chỗ nổi gân) trên cổ tay bé trong vòng 30 giây.
Một số bé bị nấc 1-3 lần mỗi năm trong khi một số bé khác bị nấc liên tục. Không ít bé đột nhiên tái phát nấc sau một thời gian dài. Nếu bé bị nấc quá nhiều, bạn nên đưa bé đi khám. Nấc quá mức sẽ gây khó khăn cho sinh hoạt hàng ngày của bé như làm gián đoạn giấc ngủ, bữa ăn hoặc khiến bé ngại ngùng khi vui chơi cùng các bạn.
Bạn có thể thử vài gợi ý sau để giúp bé nhanh hết nấc:
- Càng lớn, tần suất bị nấc ở bé càng giảm dần.
- Các bé trai có xu hướng bị nấc nhiều hơn các bé gái.
- Bạn nên cho bé uống từng ngụm nước lọc nhỏ một cách chậm rãi.
- Bạn cù nhẹ vào người bé.
- Bạn kể một câu chuyện vui khiến bé bật cười thích thú.
- Bạn hướng dẫn bé cách nín thở trong khoảng thời gian mà bé có thể chịu đựng được.
- Bạn đặt một thứ có vị ngọt, chẳng hạn, một thìa đường ở mặt sau lưỡi của bé.
- Bạn đặt ngón trỏ vào trong tai của bé, khẽ ngọ nguậy.
- Bạn ấn nhẹ tay vào vùng mạch (chỗ nổi gân) trên cổ tay bé trong vòng 30 giây.
Phòng tránh nấc cho bé
- Nếu ăn quá nhanh, bé cũng có thể bị nấc. Nguyên nhân là do khi ăn nhanh, lượng không khí sẽ không đủ lưu thông cùng với thức ăn trong khoang miệng.
- Bạn cũng không nên để bé ăn quá no. Nấc có thể là dấu hiệu thông báo hệ tiêu hóa không thể dung nạp thêm thức ăn.
- Những món ăn nhiều gia vị cũng khiến bé dễ bị nấc. Thực phẩm cay, nóng tác động đến lớp da bên ngoài thực quản, dạ dày, nhất là khi bé chưa từng ăn đồ ăn có tính chất cay, nóng trước đó.
- Đồ uống chứa chất kích thích cũng có thể làm bé bị nấc.