Do chế độ ăn uống chưa phù hợp, trẻ không được cung cấp đủ vitamin để phát triển, từ đó dễ mắc các bệnh như còi xương, khô mắt, tê phù...
Vitamin đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển của trẻ. (Ảnh minh hoạ)
Vitamin đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển của trẻ. Tuy nhiên do chế độ ăn uống chưa phù hợp, trẻ không được cung cấp đủ vitamin để phát triển, từ đó dễ mắc các bệnh như còi xương, khô mắt, tê phù…Nhưng bổ sung vitamin thế nào cho đúng thì không phải ai cũng biết.
Những nguyên nhân gây thiếu vitamin ở trẻ
Nguyên nhân gây thiếu vitamin ở trẻ có thể do việc cung cấp chế độ dinh dưỡng không hợp lý, khoa học hoặc trong một số trường hợp trẻ kém hấp thu do sinh sớm, sinh non, trẻ nhẹ cân và mắc một số bệnh nhiễm khuẩn như: lỵ, viêm phổi, tiết niệu…
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng cần thiết cho bé phát triển, là kháng thể để giúp trẻ chống lại nhiễm trùng trong giai đoạn đầu đời. (Ảnh minh hoạ)
Vai trò của từng loại vitamin với sự phát triển của trẻ
Vitamin A
Vitamin A có vai trò quan trọng đối với chức phận thị giác. Sắc tố nhạy cảm với ánh sáng nằm ở võng mạc là rodopxin gồm protein và dẫn xuất của vitamin A. Khi tiếp xúc với ánh sáng, rodopxin phân giải thành opxin (protein) và retinen (Andehyt của vitamin A). Khi mắt nghỉ, vitamin A dần dần được phục hồi từ retinen nhưng không hoàn toàn. Do việc bổ sung vitamin A thường xuyên từ thức ăn là cần thiết.
Vitamin A có nhiều trong các loại thức ăn có nguồn động vật như: gan, cá, trứng, sữa, tôm, …các loại rau có màu xanh đậm: rau ngót, rau muống, rau dền, rau diếp,…các loại có màu vàng như: đu đủ, cà rốt, bí đỏ,… và các hoa quả chín: đu đủ, xoài, hồng,..
Khi trẻ bị ỉa chảy, sởi, nhiễm trùng hô hấp và các bệnh khác cần cho uống thêm vitamin A và cho trẻ ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin A.
Nếu trẻ thiếu vitamin cần phải bổ sung thì phải điều trị theo phác đồ của bác sĩ để uống bổ sung vitamin A phù hợp với từng độ tuổi từng thời điểm.
Vitamin A có vai trò quan trọng đối với chức phận thị giác. (Ảnh minh hoạ)
Vitamin D
Vitamin D có vai trò trong quá trình chuyển hóa calci – phospho trong cơ thể làm hệ xương phát triển. Còi xương thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi đặc biệt là trẻ từ 3 đến 18 tháng.
Phòng chứng thiếu vitamin D từ khi trẻ còn nằm trong bụng mẹ vì vậy người mẹ phải ăn uống đầy đủ, tăng cường các hoạt động ngoài trời, tắm nắng và không nên ngồi nhiều trong nhà.
Khi trẻ ra đời nên tăng cường cho trẻ được tiếp xúc với ánh sang mặt trời, không nên kiêng khem quá kỹ. Cho trẻ bú mẹ càng sớm càng tốt và nên cai sữa cho trẻ từ 18-24 tháng.
Khi trẻ đến tuổi ăn dặm nên tăng cương những thực phẩm có nhiều vitamin D như: lòng đỏ trứng gà, nấm đông cô, cá thu, cá ngừ, gan, tôm, đậu phụ, đậu nành, sữa.
Nên cho bé ở trần để da tiếp xúc trực tiếp với tia nắng mặt trời khoảng 30 phút mỗi ngày (tốt nhất là từ 7-9 giờ sáng); Nên để bé ở nơi kín gió, tránh để bé bị lạnh. Không cho bé tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong khoảng thời gian từ 10-14h.
Khi trẻ bị thiếu vitamin D cấp tính, cho uống vitamin D 10.000 đv/ngày hoặc dùng đèn cực tím để điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Khi trẻ đến tuổi ăn dặm nên tăng cương những thực phẩm có nhiều vitamin D như: lòng đỏ trứng gà, nấm đông cô, cá thu, cá ngừ, gan, tôm, đậu phụ, đậu nành, sữa. (Ảnh minh hoạ)
Vitamin C
Vitamin C tham gia vào các hoạt động của cơ thể như: chức năng đông máu, chức năng bảo vệ cơ thể và tế bào khỏi bị phá hủy và lão hóa. Và còn tham gia chức năng điều hòa tăng trưởng, chức năng miễn dịch.
Ngay từ khi có thai và khi cho con bú người mẹ nên ăn nhiều rau, củ quả, trứng thịt sữa, thức ăn cần đa dạng. Khi trẻ ra đời cho trẻ bú sớm và duy trì cho tới khi trẻ từ 18-24 tháng.
Khi trẻ ăn dặm nên bổ sung thêm nước hoa quả, tăng cường thức ăn có nhiều vitamin C như: cam, quýt, dâu tây, cà chua, kiwi, và các loại rau xanh như bông cải xanh… Ngoài ra mẹ nên lưu ý việc nấu chín đồ ăn quá lâu sẽ làm hao hụt lượng vitamin C có trong thực phẩm.
Tiêm hoặc cho trẻ uống vitamin C từ 100 – 500mg cũng có thể cao hơn theo chỉ định của bác sĩ.
Vitamin nhóm B
Bao gồm các loại B5, B6, B7, B8, B9, B12. Vitamin nhóm B tham gia tích cực vào quá trình hình thành của tất cả các loại tế bào. Vitamin nhóm B còn góp phần điều hòa tâm sinh lý, giúp chống lại những tâm trạng tiêu cực, mệt mỏi, ủ rũ ở trẻ.
Bên cạnh chức năng chung của nhóm, mỗi loại vitamin B có những vai trò riêng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của trẻ nhỏ.
Vitamin B5 tham gia vào quá trình lên men tiêu hóa. Vitamin B6 tham gia đóng vai trò thiết yếu trong chuyển hóa chất đạm và chất béo, đảm bảo hoạt động hệ thần kinh trung ương. Vitamin B9 tham gia vào quá trình hình thành các tế bào hồng cầu. Nếu bị thiếu thì em bé rơi vào tình trạng thiếu máu, hồng cầu to.
Vitamin B có nhiều trong các loại ngũ cốc nguyên cám, lúa mạch, các loại đậu đỗ, thịt gà, gan, cật, trứng, các loại rau lá xanh thẫm, chuối, lê, sữa, pho mát,…
Vitamin B có nhiều trong các loại ngũ cốc nguyên cám, lúa mạch, các loại đậu đỗ, thịt gà, gan, cật, trứng, các loại rau lá xanh thẫm, chuối, lê, sữa, pho mát,…(Ảnh minh hoạ)
Việc cung cấp và bổ sung vitamin cho trẻ là rất cần thiết cho sự phát triển cả về thể lực và trí lực của trẻ. Vì vậy, hãy cung cấp vitamin cho trẻ ngay từ khi trẻ còn trong bụng mẹ./.