Rất nhiều tiết dịch của cơ thể là "hàn thử biểu" hiển thị sức khỏe con người như 11 dạng nước tiểu thường gặp dưới đây vừa được Bệnh viện Cleveland Clinic (CC) của Mỹ giới thiệu.
1. Không màu sắc: Có nghĩa, người trong cuộc uống quá nhiều nước, nên điều chỉnh cho phù hợp.
2. Màu rơm nhạt: Sức khỏe tốt, khỏe mạnh, cơ thể được cung cấp đầy đủ nước.
3. Màu vàng trong: Sức khỏe bình thường
4. Màu vàng đậm: Sức khỏe bình thường nhưng nên bổ sung nước càng sớm càng tốt.
5. Màu hổ phách hay mật ong: Cơ thể không được cung cấp đủ nước.
6. Màu xirô hay bia nâu: Dấu hiệu bắt đầu bị bệnh gan, hoặc do khát nghiêm trọng. Nên uống thêm nước và đi khám bệnh.
7. Màu hồng đến đỏ: Có thể người trong cuộc vừa ăn nhóm quả mọng, dâu tây, củ cải hoặc đại hoàng. Nếu không, trong nước tiểu có máu hoặc dấu hiệu ban đầu của bệnh thận, có khối u, bệnh viêm nhiễm đường tiểu, bệnh tuyến tiền liệt hoặc cũng có thể là do nhiễm độc thủy ngân. Nên khám càng sớm càng tốt.
8. Màu cam: Người trong cuộc không uống nước, hoặc cũng có thể do mắc bệnh gan, mật hoặc do thuốc nhuộm thực phẩm do thuốc chữa bệnh.
9. Màu xanh: Có thể là xanh da trời hoặc xanh nước biển, đây là dấu hiệu mắc bệnh di truyền hiếm gặp. Cũng có thể là do nước tiểu có chứa khuẩn, dấu hiệu sớm của căn bệnh viêm nhiễm đường nước tiểu. Cũng có thể là do chất nhuộm thực phẩm, do thuốc chữa bệnh.
10. Màu tím: Rất hiếm gặp nên khoa học chưa rõ nguyên nhân cụ thể.
11. Dạng bọt: Đây là hiệu ứng "thủy lực" vô hại nếu thỉnh thoảng xảy ra. Tuy nhiên, đây cũng là dấu hiệu dư thừa protein hoặc dấu hiệu ban đầu của bệnh thận.
Ngoài các hiện tượng nói trên còn có yếu tố khách quan như dùng thuốc chữa bệnh, thuốc lợi tiểu, hóa trị liệu, thuốc nhuộm thực phẩm... Để biết rõ cụ thể, người trong cuộc nên đi khám, làm các xét nghiệm cần thiết, đặc biệt là phân tích nước tiểu, kiểm tra thể chất, thử máu, kiểm tra thị lực, đường huyết... và điều trị theo phác đồ khuyến cáo của bác sĩ.