Theo kết quả báo cáo, năm 2013 có 28 người tử vong do ngộ độc thực phẩm. So với năm 2012 (34 trường hợp), năm 2010 (51 trường hợp) thì con số này ít hơn. Theo đánh giá của ông Trần Quang Trung thì tình trạng mất ATTP vẫn đáng báo động.
Sự báo động của ATTP năm 2013 không chỉ được “đánh dấu” bằng vụ ngộ độc rượu khiến 6 người mất ở Quảng Ninh mà là một chuỗi các sự vụ mất ATTP được phát hiện trong năm.
Theo đó, từ ngày 26/12, các đoàn liên ngành Trung ương đã ra quân kiểm tra thực phẩm Tết 2014, nhằm ngăn ngừa thực phẩm ô nhiễm, thực phẩm làm nhái, giả… tràn ra thị trường. Tuy nhiên, ông Nguyễn Thanh Phong, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (ATTP) – Bộ Y tế cho biết, để phát hiện các vi phạm trong lĩnh vực này không hề dễ dàng
Cơ chế phát sinh ngộ độc thực phẩm (NĐTP) trong cộng đồng liên quan mật thiết giữa 3 yếu tố là: tác nhân gây NĐTP – thực phẩm ô nhiễm tác nhân gây NĐTP– người tiêu dùng thực phẩm ô nhiễm tác nhân gây NĐTP.
Nếu tồn tại cả 3 yếu tố trên thì NĐTP chắc chắn sẽ xảy ra trong cộng đồng. Nếu sử dụng các biện pháp can thiệp cắt đứt sự liên kết của 1 trong 3 yếu tố trên sẽ làm cho vụ NĐTP không thể phát sinh trong cộng đồng.
Phòng chống NĐTP tập trung vào việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu và làm gián đoạn mối liên kết của 3 yếu tố trên. Đây chính là nguyên tắc và cơ sở khoa học trong phòng chống NĐTP.
An toàn thực phẩm. Ảnh: Minh họa.
Nguyên tắc phòng chống ngộ độc thực phẩm
- Kiểm soát sự ô nhiễm thực phẩm toàn bộ chuỗi cung cấp thực phẩm, nhằm bảo đảm thực phẩm an toàn.
- Thông tin, truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức và thực hành tốt của các đối tượng về ATTP.
- Giám sát NĐTP và phân tích nguy cơ ô nhiễm thực phẩm nhằm phát hiện sớm nguy cơ NĐTP.
- Điều tra, khắc phục nhanh chóng, hiệu quả nhằm giảm thiểu tác động của NĐTP tới sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng và phòng ngừa NĐTP và bệnh truyền qua thực phẩm trong cộng đồng.
Biện pháp dự phòng ngộ độc thực phẩm
- Xây dựng, áp dụng và duy trì đầy đủ các quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn ATTP ở toàn bộ chuỗi cung cấp thực phẩm, đảm bảo sự vận hành chính xác các tiêu chuẩn, quy chuẩn ở mọi lúc, mọi nơi.
- Xây dựng chương trình, triển khai hiệu quả các biện pháp thông tin, truyền thống, giáo dục phù hợp nhằm nâng cao nhận thức – thực hành bảo đảm ATTP cho các đối tượng: người quản lý, người kinh doanh, người tiêu dùng.
- Xây dựng và vận hành hệ thống giám sát NĐTP, bệnh truyền qua thực phẩm và hệ thống phân tích nguy cơ:
+ Hệ thống giám sát bao gồm: chỉ tiêu giám sát, kênh giám sát, tần suất giám sát, chế độ thông tin báo cáo.
+ Hệ thống phân tích nguy cơ bao gồm: đánh giá nguy cơ, quản lý nguy cơ và truyền thông nguy cơ.
+ Ban hành quy chế điều tra NĐTP, huấn luyện các đội điều tra và triển khai điều tra nhanh chóng, kịp thời.
+ Ban hành thường quy xử lý NĐTP và bệnh truyền qua thực phẩm cho tất cả các tuyến thực hiện.
+ Xây dựng chế độ kiểm thực ba bước (kiểm thực trước khi nhập thực phẩm, kiểm thực trước khi xuất thực phẩm và kiểm thực trước khi ăn), duy trì chế độ lưu mẫu thực phẩm.
- Quy định và tổ chức lưu mẫu thực phẩm theo quy định của pháp luật.
- Kiểm tra, thanh tra ATTP trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm phát hiện sớm, điều chỉnh, bổ sung các biện pháp bảo đảm ATTP trong toàn bộ chuỗi cung cấp thực phẩm.
Các biện pháp phòng chống ngộ độc thực phẩm
- Giám sát, phát hiện sớm NĐTP và bệnh truyền qua thực phẩm trong cộng đồng (ca NĐTP lẻ tẻ, vụ NĐTP, nguy cơ NĐTP), cảnh báo sớm cho cơ quan chức năng, người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng.
- Điều tra dịch tễ học NĐTP theo quy định để xác định cơ sở nguyên nhân, bữa ăn nguyên nhân, thức ăn nguyên nhân và nguyên nhân nhanh chóng và chính xác.
- Truy nguyên nguồn gốc thực phẩm gây NĐTP, xử lý triệt để thực phẩm gây NĐTP và nguyên nhân gây ô nhiễm thực phẩm.
- Cấp cứu, điều trị sớm, hiệu quả và triệt để người mắc NĐTP và giám sát chặt chẽ đối với đối tượng nguy cơ mắc NĐTP.
- Duy trì chế độ kiểm tra, kiểm soát ATTP tại cơ sở xảy ra NĐTP.
Theo Eva.vn