Nếu tuân thủ các khuyến cáo về thời gian kiểm tra sức khỏe trong cuộc đời, chắc chắn, bạn có thể bảo vệ cơ thể tránh được nhiều bệnh nguy hiểm.
Kiểm tra và bảo vệ sức khỏe là việc bạn cần thực hiện trong cuộc đời bạn ngay từ khi còn trẻ. Khi ở tuổi 20, cơ thể còn khỏe mạnh, sức đề kháng cao nên bạn ít bị bệnh hơn. Tuy nhiên, nếu không biết duy trì sức khỏe, đề phòng, ngăn ngừa yếu tố tác động thì khi tuổi tác tăng lên, khả năng phòng bệnh của cơ thể bạn ngày càng yếu đi. Vì vậy, bảo vệ sức khỏe ngay từ khi còn trẻ là điều hết sức cần thiết.
Và để làm được như vậy, bạn cần biết tới những con số liên quan đến việc kiểm tra sức khỏe trong cuộc đời bạn như sau đây.
1. Khám nha khoa 1 năm/lần
Các bệnh răng miệng có liên quan mật thiết tới khả năng tăng nguy cơ bệnh tim, đột quỵ. Và nếu bạn đang trong thời gian mang thai mà bị bệnh liên quan đến răng miệng thì nguy cơ sinh non cũng có thể xảy ra.
Chính vì vậy, khuyến cáo của các nha sĩ dành cho bạn là nên dùng chỉ nha khoa và đánh răng hàng ngày. Ngoài ra, nếu sức khỏe răng miệng của bạn tốt, bạn nên đi khám nha khoa 1 năm/lần. Trong trường hợp bạn bị bệnh liên quan đến răng miệng, nên thăm khám theo chỉ dẫn của bác sĩ.
2. Kiểm tra cân nặng 1 lần/ngày
Quá gầy hay quá béo đều không tốt cho sức khỏe. Nó đều có thể là nguyên nhân dẫn đến các bệnh khác như tim mạch, huyết áp, tiểu đường... Ngoài ra, trọng lượng cơ thể không khỏe mạnh còn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bạn. Vì vậy, việc giữ gìn trọng lượng phù hợp là hết sức cần thiết.
Bắt đầu từ độ tuổi 20 bạn đã cần hường xuyên quan tâm đến trọng lượng cơ thể mình. Các nghiên cứu cho thấy những người có thói quen kiểm tra cân nặng bản thân mỗi ngày có nhiều khả năng duy trì một trọng lượng ổn định và khỏe mạnh.
Ảnh minh họa
3. Kiểm tra sức khỏe định kì 6 tháng/lần
Ai cũng biết tầm quan trọng của việc kiểm tra sức khỏe định kì hàng năm vì nó giúp bạn sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường của cơ thể để có thể "xử lý" một cách kịp thời, nhanh chóng, hiệu quả.
Ngày nay, sự xuất hiện của các khối u ác tính - hình thức nguy hiểm nhất của ung thư đang gia tăng. Có tới 25% những trường hợp xảy ra trước tuổi 40. Vì vậy, cho dù bạn ở bất kì độ tuổi nào thì cũng cần đi kiểm tra sức khỏe định kì 6 tháng một lần.
4. Xét nghiệm lipid máu ít nhất 5 năm/lần
Bắt đầu ở tuổi 20, bạn cần làm xét nghiệm lipid máu (bao gồm kiểm tra thành phần LDL, HDL, cholesterol toàn phần và triglyceride trong máu) để xác định nguy cơ rối loạn mỡ máu. Nếu nồng độ các thành phần này trong máu cao, bạn phải thường xuyên đi kiểm tra, xét nghiệm theo tư vấn của bác sĩ. Nếu nồng độ ở mức bình thường, bạn nên duy trì thói quen kiểm tra ít nhất 5 năm/lần.
5. Xét nghiệm Pap smear 1 năm/lần
Cho dù đang ở độ tuổi 20, 30, hay 40 bạn cũng đừng quên làm xét nghiệm PAPs (pap smear) mỗi năm. Pap smear là một hình thức xét nghiệm tế bào cổ tử cung. Đây là phương pháp hiệu quả nhất để tầm soát ung thư cổ tử cung hiện nay. Pap smear có thể phát hiện những thay đổi bất thường ở cổ tử cung sớm hơn rất nhiều trước khi chúng trở thành ung thư.
Để kết quả xét nghiệm Paps cao nhất, nguyên tắc là không được chung là không được tác động vào âm đạo từ 24-48 giờ trước khi tiến hành. Bất cứ những tác động vào âm đọa trong những ngày trước đó có thể che khuất các tế bào bất thường, có thể cho kết quả không chính xác.
6. Chụp nhũ ảnh tuyến vú 1 năm/lần từ 40 tuổi trở đi
Theo khuyến cáo của các tổ chức Y tế, bắt đầu từ tuổi 40 trở đi, người phụ nữ nên bắt đầu chụp nhũ ảnh tuyến vú hàng năm. Tuy nhiên, nếu gia đình bạn có tiền sử bị ung thư vú, thì việc chụp nhũ ảnh định kì hàng năm nên tiến hành từ khi 35 tuổi - độ tuổi sớm nhất có thể chẩn đoán được nguy cơ mắc căn bệnh nan y theo tiền sử bệnh của gia đình.
Nhũ ảnh là một kỹ thuật chụp X-quang đặc biệt dành cho tuyến vú thường được dùng trong hỗ trợ chẩn đoán các bệnh lý tuyến vú ở phụ nữ. Hiện nay nhũ ảnh là một trong những phương tiện quan trọng để tầm soát và chẩn đoán sớm ung thư vú.
Ảnh minh họa
7. Kiểm tra nồng độ hormone tuyến giáp 1 năm/lần, chậm nhất là năm 35 tuổi
Tuyến giáp trạng là một tuyến nội tiết quan trọng, và lớn nhất trong cơ thể. Bệnh ở tuyến giáp đang ngày càng trở nên phổ biến đối với phụ nữ. Cứ 10 bệnh nhân bị bệnh tuyến giáp thì có tới 8 người là phụ nữ. Một số triệu chứng của tuyến giáp là nhức đầu, mệt mỏi, tăng cân... Tuy nhiên, các triệu chứng này lại rất dễ bị bỏ qua vì vậy nhiều người mắc bệnh mà không biết.
Rối loạn chức năng tuyến giáp có thể gây ra các bệnh cường tuyến giáp trạng, suy tuyến giáp trạng, bướu lành tuyến giáp trạng và ung thư tuyến giáp trạng rất nguy hiểm. Vì vậy, hãy bắt đầu kiểm tra nồng độ hormone tuyến giáp trễ nhất là vào năm bạn 35 tuổi.
8. Kiểm tra lượng đường trong máu 1 năm/lần từ 40 tuổi trở đi
Kiểm tra lượng đường trong máu có tác dụng bảo vệ sức khỏe của bạn trước bệnh tiểu đường. Thông thường, các bác sĩ sẽ khuyến cáo bạn nên đi kiểm tra lượng đường trong máu khi bước vào tuổi 40. Tuy nhiên, hãy đi kiểm tra để xác định luợng đường trong máu sớm hơn nếu bạn đang bị thừa cân, trong gia đình có nguời mắc bệnh tiểu đường, hoặc bạn đang có kế hoạch sinh em bé.