Khi chìm vào trong giấc ngủ thì một số bệnh tật của bạn sẽ dần dần xuất hiện. Tiến sĩ Lisa,ở Chicago, chuyên gia y học về giấc ngủ thì có rất nhiều bí mật bệnh tật trong giấc ngủ.
Không thể nằm ngửa: hội chứng ngăn trở đường hô hấp trên
Nếu khi nằm ngửa cảm thấy khó chịu hoặc mỗi lần nằm ngửa đều dễ thức giấc, nằm nghiêng mới dễ chịu chút, nên cẩn thận vì có thể bạn đã mắc hội chứng ngăn trở đường hô hấp trên (UARS).
Khi nằm ngửa sẽ làm một loạt thay đổi sinh lý ảnh hưởng đến hô hấp. Phụ nữ trên 40 tuổi dễ bị UARS nhất. Chuyên viên nghiên cứu của Pháp cũng phát hiện, phụ nữ có khó khăn chìm vào giấc ngủ hoặc hay mất ngủ thì khoảng 50% có vấn đề về UARS. Ngoài ra, người có hàm trên dưới hẹp càng dễ mắc bệnh này.
Khi ngủ đạp lung tung hoặc thích trùm kín chăn: chướng ngại tay chân đấm đá định kỳ
Người bị co giật cơ thể định kỳ (PLMD) thường đạp, đấm đá lung tung trong toàn bộ giấc ngủ đêm. Chất lượng giấc ngủ kém làm cho người bệnh ban ngày mệt mỏi và buồn bực. PLMD tương tự như hội chứng chân tay bồn chồn không yên.
Người bị PLMD khi ngủ mới đạp lung tung, tự bản thân mình không biết. PLMD cũng có thể là tác dụng phụ của thuốc kháng histamin, kháng trầm cảm và kháng bệnh thần kinh. Tuổi càng cao, nguy hiểm càng cao.
Ngủ ngáy như sấm: bệnh tim mạch
Nghiên cứu cho thấy ngủ ngáy (đặc biệt là tiếng ngáy như sấm) có liên quan trực tiếp đến bệnh tim mạch và đột quỵ. Nghiên cứu sóng âm thanh của bệnh viện Henry Ford, Mỹ phát hiện, thành động mạch của người ngủ ngáy dày hơn so với người bình thường, nguy cơ xơ cứng động mạch vàng lớn, lượng ô xi máu giảm thấp, nguy cơ bị bệnh tim mạch càng lớn. Ngoài ra, tạm ngừng hô hấp khi ngủ cũng là một tín hiệu nguy hiểm của bệnh tim. Nếu ngủ tiếng ngáy to, khi tỉnh dậy miệng khô, lưỡi nóng, cần cảnh giác với bệnh tim mạch.
Đêm khó ngủ: bệnh đi tiểu đêm
Nguyên nhân thường gặp nhất của việc khó ngủ vào ban đêm là bệnh đi tiểu đêm. Phụ nữ khi bước vào tuổi băm (đặc biệt là sau khi sinh con), bàng quang thường trở nên nhạy cảm hơn, có một chút nước tiểu là muốn đi tiểu. Để giảm dịu vấn đề này, trước khi ngủ tốt nhất không nên uống nhiều nước.
Khi ngủ lạnh, tỉnh lại nóng: tắt kinh, nóng ran, bệnh tuyến giáp hoặc hội chứng Raynaud
Phụ nữ trong quá trình ngủ nhiệt độ cơ thể thay đổi lớn có thể là tín hiệu bước vào giai đoạn tắt kinh. Nhiều nghiên cứu phát hiện, phụ nữ bị nóng ran hoặc mồ hôi trộm ban đêm bình quân tỉnh giấc 4-6 lần/tối.
Nhiệt độ cơ thể thay đổi quá lớn còn có thể liên quan đến tuyến giáp. Người suy giáp thường cảm thấy lạnh, người đối kháng tuyến giáp toàn cảm thấy nóng. Ngoài ra, bệnh chân tay lạnh là một triệu chứng lớn của hội chứng Raynaud, chân tay và mũi người bệnh do huyết quản thu co mà không thể dành được đầy đủ lượng máu.
Khi ngủ đau đầu: chứng nghiến răng ban đêm
Sáng sớm tỉnh dạy cảm thấy nhức đầu đa phần là đau đầu căng thẳng. Cách giải thích đơn giản nhất là tư thế ngủ không tốt. Ví dụ: đầu gối quá cao làm căng cơ bắp ở cổ. Bệnh tiềm ẩn càng khó phát hiện là nghiến răng ban đêm. Trong quá trình ngủ răng nghiến vào nhau cả tiếng đồng hồ, làm cho cơ bắp căng thẳng sẽ phát bức xạ ra hướng bên ngoài hay lên trên, cuối cùng gây căng thẳng nhức đầu. Dạng đau đầu này thường tập trung ở đỉnh đâu hoặc hai bên phần đầu, có cảm giác chèn ép.
Những mẹo vặt để cải thiện giấc ngủ:
- Tập thể dục thường xuyên
- Không nên uống caffeine sau 4 giờ chiều. Tránh những thứ như thuốc lá sau giờ đó
- Không nên uống rượu trước khi ngủ
- Cố gắng giữ thói quen đi ngủ và dậy đúng giờ, ngay cả vào cuối tuần