Dứa (hay còn gọi là thơm) là một loại trái cây miền nhiệt đới chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất vừa có tác dụng rất tốt dể làm đẹp và trị nhiều bệnh như: Tăng sức đề kháng, tăng quá trình phát triển xương, sụn, răng lợi, chữa táo bón, kích thích tiêu hóa…
Tuy nhiên nếu không sử dụng dứa một cách khoa học, hợp lý và đúng lượng cần thiết hàng ngày, dứa cũng sẽ là loại thực phẩm gây nguy hiểm đối với sức khỏe của bạn
Bệnh dạ dày
Không nên ăn dứa tươi vào lúc đói, vì các acid hữu cơ của dứa và bromelin tác động mạnh vào niêm mạc dạ dày, ruột, dễ gây nôn nao, khó chịu. Bên cạnh đó, nếu ăn dứa quá nhiều trong vòng một ngày các axit hữu cơ và một số enzym có tác dụng làm tiêu protein, không có lợi cho người dau dạ dày. Đồng thời, gây viêm loét niêm mạc dạ dày.
Ngộ độc
Trong thực tế, có người ăn dứa đã gặp tai biến, thậm chí tử vong. Sau khi ăn dứa 30-60 phút, họ thấy khó chịu, mệt mỏi, ngứa khắp người, gãi xước da chảy máu vẫn ngứa, nổi mày đay. Về tiêu hóa, có những triệu chứng của ngộ độc thức ăn: đau bụng dữ dội, nôn mửa, ỉa chảy. Về hô hấp, tuần hoàn, có thể có mạch nhanh nhỏ, khó thở, huyết áp hạ.
Dứa có rất nhiều công dụng trong việc làm đẹp
Nếu ngộ độc nhẹ, khoảng 3 giờ sau, nạn nhân sẽ khỏi. Nếu nặng, nạn nhân khó thở, trụy tim mạch, mê man và tử vong. Vì thế, trong nhân dân, người ta còn cho là nạn nhân ăn phải dứa có nọc rắn phun. Thực ra, thủ phạm là một loại vi nấm có độc tính cao. Vi nấm thường có trên mặt đất ẩm, phát triển mạnh trong mùa hè, trùng với mùa dứa chín. Dứa mọc ở sát đất, thu hái xong cũng để dưới đất, vỏ dứa xù xì, mắt dứa làm thành những cái hốc là nơi cư trú tốt cho nấm. Mặt khác, dịch bào của dứa có độ ẩm, có hàm lượng đường cao và pH acid, là những điều kiện thuận lợi cho nấm độc phát triển. Nếu dứa bị dập nát, dịch bào thấm ra, nấm sẽ phát triển, có điều kiện xâm nhập sâu vào trong quả dứa, gây độc cho người ăn.
Để phòng ngừa tai biến trên, cần chọn dứa tươi và nguyên lành. Không ăn dứa dập nát, gọt dứa phải hết lớp vỏ, cắt sâu cho hết mắt, sau đó xát qua ít muối rồi rửa sạch mới bổ ra ăn.
Rát lưỡi
Bên cạnh dó, nếu ăn dứa quá nhiều, chúng ta sẽ mất cảm giác ngon miệng, kích thích niêm mạc miệng dẫn tới rát lưỡi, nướu.
Đau đầu
Gốc amin trong dứa là một nitơ có chứa vật chất hữu cơ, nó làm cho mạch máu thu hẹp và huyết áp tăng cao. Chính vì vậy nếu ăn quá nhiếu dứa bạn sẽ cảm thấy đau đầu.
Ăn dứa nhiều không tốt cho dạ dày
Ngứa
Chất glycosides trong dứa có tính kích thích nhất định đến da dẻ và vòm họng gây nên hiện tượng ngứa.
Dứa có tác dụng phân hủy fibrin chống tụ huyết nên có tài liệu khuyên: những người có bệnh chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu (người hay chảy máu cam, sốt xuất huyết, vết thương lớn, phụ nữ băng huyết…) không nên ăn dứa.
Làm thai nhi yếu
Phụ nữ đang mang thai, cho con bú không ăn dứa tươi quá liều lượng (2 khoanh 30g) hoặc dứa chín rục (20g). Chất pepin chứa trong nước dứa là con dao hai lưỡi. Nếu điều trị được bệnh viêm họng, tái tạo mô thanh quản thì làm hạ thấp lượng estrogen làm tắc sữa, giảm magnesium làm cho thai nhi yếu.