Những loại rau củ hay trái cây dưới đây bản thân chúng rất có lợi cho sức khỏe nhưng cũng là loại dễ ngấm hóa chất độc hại nhất như thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực phẩm. Vì vậy, hãy cân nhắc thật kỹ khi quyết định mua và sử dụng chúng.
1. Táo
Thuốc trừ sâu phun trong quá trình trồng cực kì dễ bám vào vỏ táo và có thể ngấm sâu vào phẩn ruột táo bên trong. Hãy rửa trái cây thật kĩ lưỡng và nhớ gọt vỏ trước khi ăn để giảm thiểu tối đa việc nhiễm độc cho cơ thể.
2. Cần tây
Trung bình, có tới 64 loại chất độc khó có thể được rửa trôi ở bất cứ bó cần tây nào. Về cơ bản, rễ cần tây hấp thu cực tốt chất lỏng từ lòng đất, nhưng cũng thông qua cơ chế đó, các độc tố cũng dễ dàng được đưa vào thân rau, và sẽ đi thẳng vào cơ thể khi chúng ta ăn chúng.
3. Ớt chuông
Côn trùng yêu loại quả này, chúng gây ra nhiều vết cắn nhỏ trên vỏ ớt mà bạn có thể không nhận ra. Bạn hoàn toàn có khả năng nhiễm độc tố thuốc trừ sâu ngấm vào ớt từ những vết cắn nhỏ đó.
4. Đào
Có vẻ lạ lùng, nhưng đào tươi không phải là lựa chọn khỏe mạnh giành cho bạn. Loại quả ngọt ngào chỉ đứng sau cần tây về mức độ các chất độc khó rửa trôi bám trên vỏ.
5. Dâu tây
Dâu tây là một trong những loại quả được phun thuốc trừ sâu, thuốc kích thích nhiều nhất thế giới. Một số người còn đùa vui rằng dâu tây tự bản thân chúng đã có thể làm thuốc trừ sâu, bởi mức độ độc hại của nó đến...sâu cũng không chịu nổi.
6. Nho
Một quả nho duy nhất cũng có thể cho kết quả dương tính với 15 loại hóa chất khác nhau. Mà nho thì đâu ai chỉ ăn một quả?
7. Rau xà lách
Loại rau thường xuyên dùng để ăn sống hoặc trộn salad thực tế có thể chứa tàn dư hóa chất lớn hơn bạn nghĩ rất nhiều. Nếu có thể, hãy tự trồng rau sạch hoặc tìm các thực phẩm hữu cơ để thay thế.
8. Lê
Giống như táo, lê là một trong số loại trái cây phải được phun thuốc trừ sâu liên tục để bảo vệ chúng thoát khỏi vô số các loại côn trùng. Lớp vỏ mỏng manh không có nhiều tác dụng ngăn chặn các hóa chất thấm vào ruột quả.
9. Khoai tây
Ngay từ giai đoạn thúc mầm, khoai tây đã được phun rất nhiều hóa chất để ngăn chặn sâu bọ hủy hoại phần mầm còn non và mềm. Phần đất xung quanh nơi trồng khoai cũng được rải hóa chất để ngăn các loại cây khác mọc chiếm chỗ. Quá trình tích lũy chất độc hại ngay từ ban đầu khiến khoai tây dễ nhiễm độc sâu từ cốt lõi.
Theo ngoisao.vn