Có tới 75% phụ nữ gặp phải nhiễm trùng nấm men ít nhất một lần trong đời và 45% trong số đó thường xuyên bị tái phát nhiều lần.
Nấm men vốn dĩ đã "trú ngụ" trong cơ thể bạn, đặc biệt là ở những vùng ẩm ướt, góc cạnh, tối tăm hoặc ở những nơi có nhiều nếp gấp... Vì vậy, "vùng nách và âm đạo là những khu vực thường có xu hướng phát triển nấm men nhiều nhất", theo Tiến sĩ Rebecca Booth, một bác sĩ phụ khoa ở Louisville, Kentucky (Mỹ) giải thích.
Tiến sĩ Booth cũng cho biết, "Chúng ta không bao giờ có thể loại bỏ nấm men hoàn toàn khỏi cơ thể, những gì ta có thể làm chỉ làm kiểm soát chúng mà thôi".
Có tới 75% phụ nữ gặp phải nhiễm trùng nấm men ít nhất một lần trong đời và 45% trong số đó thường xuyên bị tái phát nhiều lần. Có thể bạn đã biết đến một số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng nhiễm trùng nấm men như dùng nhiều kháng sinh, thụt rửa âm đạo bằng vòi hoa sen, hệ thống miễn dịch của cơ thể suy yếu hoặc mặc quần áo quá chật...
Có tới 75% phụ nữ gặp phải nhiễm trùng nấm men ít nhất một lần trong đời. Ảnh minh họa
Tuy nhiên, còn có những điều liên quan đến nhiễm trùng nấm men mà có thể bạn chưa biết như dưới đây.
1. Mức độ estrogen trong cơ thể thấp gây ra nhiễm trùng nấm men. Khi bạn đi qua tuổi dậy thì, estrogen làm dầy các mô âm đạo của bạn bằng cách sử dụng tinh bột được gọi là glycogen. Glycogen "thân thiện" với nấm men nhưng estrogen thì không. Vì estrogen sản sinh ra acidophilus ngăn cản sự phát triển của nấm men. Ngay trước chu kì nguyệt san, mức độ estrogen giảm xuống và tranh thủ lúc này nấm men bắt đầu phát triển. Nhưng sau kì kinh, estrogen lại tăng trở lại nên có thể tự "xử lý" nấm men nếu như nấm men chưa phát triển quá mạnh.
Nếu bạn có xu hướng dễ bị nhiễm nấm nội tiết tố, thì tuần trước khi bị "đèn đỏ", hãy tăng gấp đôi việc bổ sung probiotic, tránh ăn đường hoặc carbs. Tốt nhất nên ăn nhiều sữa chua.
2. Nhiễm trùng nấm men ở âm đạo là nguyên nhân phổ biến thứ 2 gây ra tình trạng tiết dịch âm đạo bất thường. Lúc này, người phụ nữ có thể thấy dịch âm đạo ra nhiều, thậm chí có màu xanh, vàng, gây ngứa "vùng kín" và có mùi hôi.
3. Nhiễm trùng nấm men là bệnh phụ khoa khá phổ biến trong thai kì. Đó là do sự thay đổi hóa học trong môi trường âm đạo. Về cơ bản, môi trường âm đạo lúc này có lượng đường cao hơn bình thường mà đường lại là môi trường thích hợp cho nấm men phát triển. Hơn nữa, trong thời gian mang thai, "vùng kín" của người phụ nữ tiết dịch nhiều hơn nên liên tục ẩm ướt, tạo môi trường tốt cho nấm men phát triển.
4. Thụt rửa âm đạo góp phần làm cho tình trạng nhiễm trùng nấm men xuất hiện hoặc phát triển nhanh hơn. Vì nếu thụt rửa, các vi trùng, ci khuẩn sẽ có cơ hội tiến sâu vào bên trong âm đạo và gây ra bội nhiễm, nhiễm trùng mở rộng trong âm đạo.
5. Ăn nhiều đường cũng là nguyên nhân làm phát triển nấm men vì nấm men rất "thích" đường. Khi lượng đường trong máu tăng lên thì cũng tạo cơ hội cho nấm men sinh sôi và có nhiều khả năng phát triển mạnh, dẫn đến nhiễm trùng nấm men.
6. Nếu bạn đang dùng thuốc kháng sinh, chỉ nên dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ vì dùng nhiều kháng sinh cũng sẽ tiêu diệt các vi khuẩn "tốt" thường sống trong âm đạo. Nếu không có các vi khuẩn lactobacillus bình thường trong âm đạo, các tế bào nấm men có thể phát triển ngoài tầm kiểm soát .
7. Không mặc quần áo quá chật để hạn chế sự phát triển nấm men ở âm đạo. Quần áo bó gây kích ứng, có thể làm giảm khả năng miễn dịch của da. Khi khả năng miễn dịch giảm xuống thì khả năng vi trùng và virus tấn công vào cơ thể tăng lên, trong đó có cả nấm men. Hơn nữa, nấm men lại rất "thích" môi trường bí bách, ít không khí. Vì vậy, bạn chỉ nên mặc quần áo thoáng khí để phòng bệnh tốt nhất.