Trước nay tôi làm chuyện gì dẫu không hài lòng, bà cũng cười cho qua; còn lần này, biết đâu bà lại “nổi loạn”? Nếu bà nổi loạn, nói lại với chồng tôi, chắc chắn cái Tết này của tôi sẽ thành thảm họa.
Cuộc họp mới bắt đầu thì có chuông điện thoại. Giọng chị chủ tịch hội phụ nữ phường hớt hơ, hớt hãi: “Chị về đón bà cụ mau, sao lại để bà đi lang thang như vậy, suýt chút nữa xảy ra tai nạn rồi”. Tôi đật đật xin phép về rồi phóng xe như bị ma đuổi về UBND phường. Mẹ chồng tôi đang ở đó. Tôi phải đến đấy đón bà về.
Thế mà tôi cứ đinh ninh giờ này bà đang trên xe về Hậu Giang. Lúc sáng, tôi đã căn dặn anh xe ôm đưa bà ra bến, mua vé, chờ bà lên xe rồi mới được về. Anh ta báo cáo đúng như vậy, sao giờ mẹ chồng tôi lại ở ủy ban phường? Mà lại gặp ngay bà cán bộ hội phụ nữ lắm lời.
Kia rồi, mẹ chồng tôi ngồi thu lu trên ghế. Cái giỏ xách quần áo ôm khư khư trên tay. “Mẹ, sao mẹ ở đây? Không phải mẹ đã lên xe về quê rồi sao?”. Chị cán bộ phụ nữ liếc xéo tôi: “Ai đời bà cụ lạ nước, lạ cái, vậy mà chị lại để bà đi một mình. Về được tới quê mới là chuyện lạ đó nghen!”. Tôi cũng liếc chị ta: “Lên được thì về được, có gì đâu mà lạ?”. Chị ta cười: “Cả cái quận Thủ Đức này chắc chỉ có một bà dâu như chị. Có ăn học mà cư xử như trẻ trâu”.
Trời ơi, nếu đây không phải là ủy ban phường thì tôi đã xé xác chị ta ra. Tôi kéo tay bà già chồng: “Đi về, mẹ đừng có bôi tro, trát trấu lên mặt con nữa. Về nhà đi rồi con mướn người đưa mẹ về quê”.
Trời ơi, nếu đây không phải là ủy ban phường thì tôi đã xé xác chị ta ra. Tôi kéo tay bà già chồng: “Đi về, mẹ đừng có bôi tro, trát trấu lên mặt con nữa. Về nhà đi rồi con mướn người đưa mẹ về quê”. (ảnh minh họa)
Tôi vừa nói vừa kéo tay mẹ chồng. Nhưng bà trì lại: “Thôi, bây về đi, tao không về đâu”. Trời ơi, lại còn thế nữa? Rượu mời không uống, muốn uống rượu phạt sao? “Mẹ có đi không thì bảo? Muốn con kêu người ra lôi về không?”. Nhưng mẹ chồng tôi vẫn lì lợm lắc đầu: “Bây về đi, nói với thằng Tuấn tao tới nhà rồi”.
Tôi gọi cho Tuấn. Anh đang đi công tác ngoài Hà nội, đến 2 tuần nữa mới về. Nghe tôi thông báo tình hình, anh bảo: “Em năn nỉ mẹ về đi, không người ta cười vô mặt mình. Mà em làm gì đến nỗi mẹ không chịu về nhà như vậy?”.
Tôi làm gì ư? Tự dưng đang yên, đang lành, anh lại về quê rước mẹ lên. Anh bảo thằng út chăm sóc mẹ không tốt nên mấy năm trở lại đây, sức khỏe mẹ suy yếu thấy rõ. “Thôi thì mẹ còn có bao năm nữa đâu, vợ chồng mình đón mẹ lên chăm sóc để thiên hạ khỏi dị nghị”. Tuấn bảo tôi như vậy.
Anh muốn là làm, chẳng cần biết tôi có vui vẻ đồng ý hay không. Mẹ chồng tôi năm nay 77 tuổi nhưng vẫn còn cứng cáp. Mẹ ăn một bữa 3 chén cơm, ngủ thì ngáy thật to, nói chuyện thì rổn rảng đặc chất miền Tây trong khi tôi là con gái Hà Thành vốn quen nhẹ nhàng, tinh tế. Những ngày đầu, mẹ con “hòa nhập” với nhau thật khó. Tôi quen sống tự do, giờ bỗng dưng trong nhà có thêm người lạ nên không thấy thoải mái. Thế nhưng vì chồng, con, tôi cũng ráng chịu đựng.
Mẹ chồng tôi có cái tật khó chữa là hay lam, hay làm. Mẹ thấy tôi bận rộn công việc công ty nên giành quét nhà, rửa chén, cho quần áo dơ vào máy giặt. Sau này, mẹ còn giành cả việc bếp núc. Tôi cản không được, đành phải để bà làm. Hậu quả đầu tiên là bà làm cháy cái máy xay sinh tố vì đã xay đậu nành liên tục trong 30 phút. Tiếp theo đó bà quên khóa van bình gas khiến cả nhà suýt chết ngạt. Bà cũng làm cháy cái máy bơm nước vì kéo cầu dao cho nó chạy không tải gần 3 tiếng đồng hồ khi vợ chồng tôi đi làm vắng. Rồi bà quên rút dây bàn ủi, nấu nước châm bình thủy nhưng lại bỏ đi coi cải lương đến nỗi cái ấm cháy khét đen vẫn chưa hay…
Lời thằng con khiến tôi giật mình. Trước nay tôi làm chuyện gì dẫu không hài lòng, bà cũng cười cho qua; còn lần này, biết đâu bà lại “nổi loạn”? (ảnh minh họa)
Thật sự là tôi không nhớ nỗi những thiệt hại mà mẹ chồng tôi đã gây ra sau 3 tháng ở cùng chúng tôi. Sức người có hạn, tôi bảo chồng: “Mẹ coi vậy chớ còn rất khỏe, em nghĩ nên cho mẹ về quê chớ ở trên này riết chắc em cũng phát khùng theo bà luôn…”. Nghe tôi nói, Tuấn trợn mắt: “Cái gì?
Ai khùng?”. Biết mình lỡ lời, tôi nói chữa: “Là em nói mẹ không thích nghi với cuộc sống thành thị. Anh coi đó, mẹ ăn trầu trây trét tùm lum, quần áo thì mặc 2-3 ngày mới chịu thay, chỉ chuyện tắm rửa vệ sinh mà cũng phải nhắc mẹ đến khô nước bọt…”.
Tôi kể tội mẹ chồng một thôi, một hồi. Tôi kể nhiều thứ nhưng tuyệt nhiên không hề đá động gì đến chuyện mỗi lần mẹ làm hư một món đồ thì cơn tam bành của tôi lại nổi lên. Thậm chí lần tốn tiền thay cái máy bơm, tôi xót của nên bảo bà cụ: “Mẹ chỉ toàn báo hại, không biết thì đừng có làm”.
Cũng phải nói thật lòng là mẹ chồng tôi rất hiền, rất tội nghiệp. Tôi nói gì thì nói, bà chỉ cười rồi bỏ qua. Cho đến lần gần đây nhất khi bà ghim bàn ủi và vặn nhiệt độ quá cao khiến cái áo mới của thằng Minh, con đầu của tôi, lãnh nguyên cái bàn ủi vô ngực. Vậy là phải bỏ cái áo. Tôi tiếc quá nên chì chiết: “Hết chịu nổi bà rồi. Bà về xứ đi cho con nhờ”. Vậy là bà đòi về. Ngày nào cũng nhèo nhẹo đòi về. Tất nhiên là Tuấn sẽ không đồng ý. Thế là tôi nhân lúc anh đi công tác, đã quyết định “tiễn” mẹ chồng về quê.
Không ngờ đã tính toán, chuẩn bị kỹ lưỡng là thế mà bây giờ mọi sự lại đổ bể. Đã vậy, tôi phải nói gãy lưỡi, bà mới chịu lên xe cho tôi chở về. Nhưng đến nhà rồi thì lại phát sinh vấn đề khác: tôi phải canh giữ, không để bà trốn đi. Đi làm thì tôi khóa cổng, giấu chìa khóa; về đến nhà thì cổng cũng phải khóa vì sợ bà nhân lúc tôi lơ là lại trốn thoát. Tôi canh bà mệt mỏi đến độ lúc nào cũng căng thẳng, cáu gắt, giận dữ. Thằng Minh buột miệng: “Mẹ làm chi mà khổ vậy? Con thấy mẹ nhốt bà nội như nhốt tù, canh bà nội như canh tội phạm. Nếu con là nội, con cũng nổi loạn”.
Lời thằng con khiến tôi giật mình. Trước nay tôi làm chuyện gì dẫu không hài lòng, bà cũng cười cho qua; còn lần này, biết đâu bà lại “nổi loạn”? Nếu bà nổi loạn, nói lại với chồng tôi, chắc chắn cái tết này của tôi sẽ thành thảm họa.
Tôi phải làm sao với bà mẹ chồng cục mịch, quê mùa này để không mang tiếng là “bà dâu” đây hả trời!