Mẹ chị bị ốm, lên ở với con gái vài ngày để tiện việc đi lại điều trị ở bệnh viện. Vậy mà, mẹ chồng chị bóng gió chì chiết, nhiếc móc như thể bà phải nuôi thêm một gánh nặng. Phận làm dâu, chị nuốt nước mắt giúi vội ít tiền vào tay mẹ đẻ rồi chở mẹ ra bệnh viện nằm.
Ngày cưới, chị hạnh phúc như bất cứ cô gái nào trong làng. Váy trắng tinh khôi, tiệc cưới linh đình. Chị cứ như mê đi trong hạnh phúc. Cả làng mừng cho chị và những chàng trai thì thầm tiếc nuối chị - cô gái xinh đẹp và dịu dàng nhất làng đã lên xe hoa.
***
Ngày về nhà chồng, ở trên phòng chị vừa cởi chiếc váy cưới lộng lẫy xuống đến chân, chị đã nghe thấy tiếng mẹ chồng gọi với từ dưới phòng khách. Chị vội vàng xỏ dép xuống dưới. Khách khứa họ hàng vẫn còn đang ngồi ngổn ngang.
Mẹ chồng bảo chị: “Từ nay con đã làm dâu nhà này, gia đình này là của con, con phải lo lắng quán xuyến. Nhà mẹ ở phố nên có khác một chút so với ở quê, mẹ sẽ dạy bảo con từ từ. Nhưng con phải thấy là mình may mắn khi làm dâu của mẹ. Gia đình nhà mình nề nếp và gia giáo, con cũng phải cố gắng mà học theo”.
Chị lật đật vâng dạ, chị đã thấy được vài ánh mắt thương cảm của mấy bác họ dành cho chị. Chị bỗng thấy có một vầng mây nhẹ bao phủ trên đầu.
Ngày về nhà chồng, ở trên phòng chị vừa cởi chiếc váy cưới lộng lẫy xuống đến chân, chị đã nghe thấy tiếng mẹ chồng gọi với từ dưới phòng khách (Ảnh minh họa)
Từ lúc chị về làm dâu, đến nay đã tròn 8 tháng. Chưa một lần chị cảm thấy một ngày mình được nghỉ ngơi. Bất cứ việc gì dù nhỏ nhất, chị cũng bị mẹ chồng theo dõi quản thúc. Từ việc đặt chiếc ly xuống bàn thế nào cho khéo, đến việc úp cái bát mà không có tiếng động, bất cứ điều gì bà cũng đưa mấy từ “gia giáo nề nếp” vào làm chị không thở nổi.
Chị là một giáo viên, công việc không quá bận nhưng cũng chiếm nhiều thời gian của chị. Buổi trưa chẳng bao giờ chị được thảnh thơi như bạn bè để đi ăn cơm cùng nhau. Cứ hết tiết dạy chị vội vàng phóng xe về nhà nấu cơm cho cả gia đình chồng. Buổi tối, mình chị cơm nước giặt giũ xong cũng đến gần 10 giờ khuya, lúc đó ngồi bên bàn giáo án, chị buồn ngủ rũ mắt.
Mẹ chồng chị quy định nhà phải lau ngày 2 lần, mà ngôi nhà nào có nhỏ bé gì. Mỗi lần lau nhà xong là chị thở hổn hển. Bà kêu chị yếu, có mấy việc cỏn con mà làm không xong. Bà than thở tiếc nuối ngày xưa sao bà không kiên quyết một chút để bắt chồng chị lấy người phụ nữ mà bà chọn.
Chị mang thai, vì không được nghỉ ngơi và suốt ngày mệt mỏi nên sức khỏe chị yếu. Chị sinh con, con bé ốm đau quặt quẹo, bà chê chị không biết đẻ. Bà chẳng bao giờ thèm bế cháu. Trong mắt bà, chị phải đẻ được cháu trai đích tôn thì bà mới coi như là chị đã đẻ. Còn không thì cứ phải đợi đấy.
Mẹ chị bị ốm, lên ở với con gái vài ngày để tiện việc đi lại điều trị ở bệnh viện. Vậy mà, mẹ chồng chị bóng gió chì chiết, nhiếc móc như thể bà phải nuôi thêm một gánh nặng. Phận làm dâu, chị nuốt nước mắt giúi vội ít tiền vào tay mẹ đẻ rồi chở mẹ ra bệnh viện nằm để khỏi phải nhìn thấy khuôn mặt nặng nhẹ của mẹ chồng.
Chị lại phải cùng con gái trở về ngôi nhà bé nhỏ với bố mẹ đẻ. Ly hôn xong là lúc chị biết mình đang có bầu lần nữa (Ảnh minh họa)
Rồi chị mang bầu hai lần nữa nhưng đều bị sẩy. Mẹ chồng chị lại có cớ để tiếp tục phàn nàn. Chồng chị nghe lời mẹ, bỏ bê chị sống với một cô gái khác. Khi cô gái kia mang thai, mẹ chồng gây sức ép buộc chị phải ly hôn mặc chị van xin khóc lóc.
Chị lại phải cùng con gái trở về ngôi nhà bé nhỏ với bố mẹ đẻ. Ly hôn xong là lúc chị biết mình đang có bầu lần nữa. Lần này, ông trời thương nên đã để em bé lại với chị. Ngày mà người phụ nữ kia sinh được đứa con gái thì hai tháng sau, trong ngôi làng nhỏ, con trai kháu khỉnh của chị đã ra đời.
Chị ôm con mà nước mắt cứ rơi. Không biết chị khóc vì hạnh phúc hay vì quá xót xa cho thân phận của mình?