Trong xã hội ngày nay người ta nói đến cá tính, nói đến bản thân, hai vợ chồng lại không phải khua dao múa kiếm, cũng không phải tư lệnh đội trưởng, không ai sợ ai cả.
Cả hai đều muốn tăng cường sự độc lập cá nhân, trừ những người phụ nữ suốt ngày chỉ muốn cuộc sống của bà hoàng, hay những người đàn ông bị thịt không có ý chí tiến thủ chỉ luôn muốn sống tầm gửi. Bất kể là nam hay nữ, chỉ cần có điều kiện độc lập (thu nhập kinh tế độc lập, khả năng sống độc lập) thì chẳng ai phải sợ ai.
Vấn đề là tại sao vẫn có rất nhiều đàn ông sợ vợ?
Tình huống 1: Sợ theo kiểu tự nguyện
Mẫu đàn ông này đã chọn được một bà vợ “cao cấp”, biết điều, dịu dàng quan tâm, ra ngoài cũng được vào bếp cũng xong. Có một người vợ tốt như vậy, sợ thì có sao nào? Cô ấy liệu có luôn mồm nói “đè bẹp” bạn không? Cô ấy liệu có làm bạn mất mặt trước mặt bạn bè không? Cô ấy có ra quyết định một cách vô lý không? Liệu cô ấy có cáu giận một cách vô duyên vô cớ không? Xin đừng quên! Cô ấy là một người vợ vô cùng lý tưởng! Sợ cô ấy thì đã sao?
Hình mẫu vợ này (gần như) luôn luôn đúng. Thay bằng tỏ ra không sợ cô ta và thể hiện cái uy phong nhất thời của đàn ông hãy “sợ” cô ấy còn hơn! Làm đàn ông thì phải có được tài trí thông minh và con mắt tinh đời thì anh ta mới lấy được cô vợ “cao cấp” như thế, hay nói cách khác anh ta có được cả cuộc sống và sự nghiệp.
Tình huống 2: Sợ giả kiểu cam chịu
Loại đàn ông này chọn được bà vợ “thượng cấp” bẩm sinh, ngoài việc làm cho đàn ông đôi chút cảm thấy “oan uổng”, các mặt khác đều là người vợ rất tốt.
Vợ của người đàn ông này rất yêu “cấp dưới” của cô ta, rất biết cư xử trên dưới (trừ với chồng ra) thường làm cho chồng cảm thấy mình được ân sủng lớn, trong trường hợp không có gì để báo đáp đành phải lấy “thân mình” ra để thay thế.
Nhưng phụ nữ sẽ không chịu tiếng hư danh, họ rất am hiểu tâm lý học và quản lý học, họ dùng cả ân lẫn uy, thỉnh thoảng lại ra oai một chút. Đàn ông đã chịu khuất phục, nhường quyền quản lý gia đình cho họ ngoài việc “nhẫn nhịn” ra làm gì có lựa chọn nào khác.
Tuy nhiên, người phụ nữ kiểu này sẽ không gây khó dễ cho người đàn ông của mình, và những tưởng người đàn ông dạng này là kẻ ủy mị yếu đuối nhưng thực ra không phải vậy. Chỉ có kẻ mạnh mẽ mới có thể bao dung được người mạnh mẽ, vợ của họ bề ngoài rất mạnh nhưng cánh đàn ông thuộc tuýp người này lại là kẻ mạnh hơn trong gia đình.
Tình huống 3: Sợ giả kiểu hèn
Loại đàn ông kiểu này bất hạnh nhất, thường luôn bất đồng quan điểm với vợ. Người đàn ông nhu nhược, phụ nữ lại là kẻ ngang ngược.
Khi chồng không thành công trong sự nghiệp hoặc nhường nhịn vợ một cách vô nguyên tắc thì vợ ắt hẳn sẽ lấn lướt, khi chiếm được ưu thế rồi sẽ không thể xuống nước được. Nhìn chồng và thậm chí gia đình nhà chồng sẽ không thấy thuận mắt, tìm đủ mọi cách để gây chuyện với cánh mày râu. Nếu người đàn ông đã giác ngộ, họ sẽ cho cô ta chút sĩ diện để êm ấm cửa nhà. Loại đàn ông này không dám tức giận, cũng không dám nói chống lại vợ, cùng lắm chỉ đá thúng đụng nia khi không có ai ở bên cạnh.
Đàn ông sợ vợ là một “xu thế” nói cách khác đó là “hội nhập quốc tế”, nhưng phụ nữ cũng không vì thế mà cho rằng, đàn ông nhường nhịn mình là chân lý hiển nhiên.
Nam nữ bình quyền trong xã hội hiện đại có nhiều điều mà phụ nữ mong muốn. Nhưng nếu cứ dựa vào đó mà đòi quyền bình đẳng một cách quá đáng hoặc quên đi những thiên chức cao quý của một người vợ há chẳng phải cuộc sống nào cũng đều không có cảm giác an toàn vì sự đổi ngôi làm chủ gia đình hay sao?