Tất nhiên có người vợ nào chịu nổi cái cảnh đó. Có khi chỉ cần nghe thấy chồng có bồ là đã muốn… nổi điên rồi ấy chứ. Nhưng cũng có một số người vợ cho dù là đắng cay muôn phần đó mà vẫn phải thuê nhà, làm ô sin cho bồ và con riêng của chồng.
Chị K. (Yên Hòa, Cầu Giấy, HN) là một trong những người vợ rơi vào hoàn cảnh éo le và đấy uất hận như thế.
Chị tâm sự: “Mình lấy chồng khi còn rất trẻ - vào năm cuối Đại học. Mình và chồng yêu cũng xác định đến với nhau nhưng vì mình lỡ có bầu nên đành phải cưới sớm. Vừa mang bầu vừa học tiếp, tốt nghiệp xong mình không đi làm mà ở nhà chăm sóc gia đình. Khi con được 2 tuổi, mình tính gửi trẻ để đi làm thì mình mẹ chồng bệnh. Một đằng con nhỏ, một đằng người già bệnh, mình lại tiếp tục ở nhà vừa chăm mẹ chồng, vừa chăm con. Thời gian này mình có bầu tập 2. Mọi chuyện cũng chẳng có gì nếu như tập 2 của mình không phải lại là con gái!”.
Chị bảo, khi chị sinh bé, chồng thì thờ ơ, mẹ chồng thì lạnh nhạt. Bà còn suốt ngày kêu ca: “Sao nhà này toàn vịt giời thế? Mong mãi thằng cháu đích tôn mà chả có! Định để nhà này tuyệt tự giống nòi hay sao?”.
Khi chị sinh bé, chồng thì thờ ơ, mẹ chồng thì lạnh nhạt. Bà còn suốt ngày kêu ca: “Sao nhà này toàn vịt giời thế? Mong mãi thằng cháu đích tôn mà chả có! Định để nhà này tuyệt tự giống nòi hay sao?” (Ảnh minh họa)
“Và chẳng biết chồng và mẹ chồng bàn bạc đi kiếm con trai bên ngoài lúc nào mà khi mình biết sự việc thì cũng là lúc bồ của chồng mình đã mang thai được 5 tháng rồi - là con trai. Mẹ chồng đòi đón cô ta về chăm sóc để đợi sinh. Nhưng chồng có lẽ vì còn tình nghĩa với mình hoặc sợ mang tiếng nên không đồng ý. Nhưng anh ta lại đưa ra một yêu cầu cũng phi lý chẳng kém: muốn mình chấp nhận cô ta, chăm sóc cho cô ta như em gái và con trai cô ta như con mình.
Cay đắng và phẫn uất lắm, nhưng mình lúc ấy có thể làm được gì đây? Không việc làm, không thu nhập, tiền tiết kiệm không có, lại một nách 2 con nhỏ và một thân một mình ở thành phố (bố mẹ mình ở quê). Chồng và mẹ chồng nói rằng mình không chấp nhận thì mình hãy ra khỏi nhà, thích li hôn cũng chiều. Và vì do đang ăn bám chồng, sống ở ngôi nhà của mẹ con họ nên mình phải ngậm đắng nuốt cay mà làm theo lời họ” - người phụ nữ đáng thương này nói.
“Một mẹ già, 2 con nhỏ đều do một tay mình chăm sóc hết, cũng may con lớn mình đã gửi trẻ được. Đã thế còn phải chạy qua chạy lại chỗ bồ của chồng xem cô ta có cần gì không. Không săn sóc chu đáo thì chồng lại trách để con trai anh ta khổ. Cô ta kêu nhà trọ tồi tàn, mình phải đi thuê căn mới đẹp hơn cho cô ta, còn thuê cả ô sin giúp việc trong khi cô ta chỉ ở nhà ăn chơi. Nhiều tủi nhục mà có kể cả ngày cũng không hết, thực sự nhiều khi đi đường mình chỉ muốn đâm đầu vào ô tô để chết đi nhưng nghĩ đến 2 con lại cố nuốt nước mắt vào trong” - chị K. nhớ lại những ngày tháng như địa ngục trần gian ấy.
“Cũng may, sau đó mình được một người tốt giúp đỡ. Chính là bác chủ trọ chỗ cô ta chê là tồi tàn đòi chuyển đi đó. Bác thấy mình hay đến nên cũng hỏi chuyện, tâm sự. Biết hoàn cảnh của mình, bác thương lắm. Sau đó không lâu, khi con gái thứ 2 của mình đi gửi trẻ được thì mình quyết tâm ly hôn. Bác ấy cho mình đến ở không lấy tiền trọ để mình đi làm, nhiều khi còn giúp mình trông con và cho mình nhiều thứ nữa. Mọi thứ với mình lúc này vẫn còn khó khăn lắm, nhưng mình luôn tự động viên mình cố gắng vì 2 con” - chị cười chia sẻ.
Cũng rơi vào hoàn cảnh khá giống với chị K. là người phụ nữ tên H.M (Quận 6, TP HCM). Nhưng chị H.M còn là một người phụ nữ bất hạnh hơn nhiều khi chị không thể có được thiên chức làm mẹ thiêng liêng.
“Mình và chồng yêu nhau 7 năm mới cưới. Đó tình đầu cũng như tình cuối của cả mình và chồng. Bọn mình đều hạnh phúc vô cùng khi tìm thấy được một nửa đích thực của nhau và duy trì tình yêu ấy vững bền để có kết cục viên mãn là một đám cưới.
Nhưng sau 2 năm kết hôn mà bọn mình vẫn không thể có tin vui. Lúc ấy ai cũng lo lắng, mẹ chồng giục giã rất nhiều lần. Cả 2 đi khám thì phát hiện ra nguyên nhân từ mình. Mình bàng hoàng và đau đớn với cái tin mình bị vô sinh ấy” - chị buồn bã kể.
Chị nhớ lại khoảng thời gian khó khăn trước đây: “Sau đó là khoảng thời gian vô cùng mệt mỏi với việc chạy chữa nhưng vẫn chẳng đem lại kết quả gì. Đến lúc này thì mẹ chồng mình thực sự không thể kiên nhẫn đợi mình sinh cháu được nữa. Bà đề cập thẳng với mình việc cho chồng đi kiếm con bên ngoài và mình vẫn là vợ anh chính thức. Mình đau lòng lắm, nhưng có lẽ mình cũng không có quyền tước đi cái quyền có con có cháu của anh và gia đình anh được. Vì thế mình đã chấp nhận.
Chồng mình không muốn nhưng trách nhiệm duy trì dòng dõi thì anh cũng không thể chối bỏ được. Vì thế mà dẫn đến việc anh có bồ. Anh đi lại với cô ta bên ngoài nhưng vẫn đối xử rất tốt với mình, vẫn luôn miệng nói chỉ có mình là vợ anh. Nhưng cái hôm anh về thông báo cho cả nhà biết tin cô ấy đã có bầu, nhìn vào ánh mắt ngời sáng vui mừng của anh, mình biết li dị là điều sớm muộn mà thôi”.
Rồi chị H.M tâm sự, mẹ chồng chị vui mừng khôn xiết trước việc sắp có cháu bế. Hai người ấy thật lòng rất muốn đón cô gái kia về nhà chăm bẵm rồi sinh con cho yên tâm, nhưng lại nhìn chị ái ngại. Chị hiểu hết và cũng thông cảm cho họ. "Ngẫm ra, có khi họ còn tử tế, có tình có nghĩa khi không ngang nhiên đá chị ra đường và rước cô gái kia về ấy chứ!" - chị cười buồn.
Trong thâm tâm mình đã xác định li dị rồi, còn việc mình làm đó chỉ là trả nghĩa cho chồng và mẹ chồng mà thôi. Khi cô gái đó sinh nở mẹ tròn con vuông xong, mình đã nhất quyết li dị (Ảnh minh họa)
“Mình tỏ ra vui vẻ như thường và còn đề nghị giúp chăm sóc cho cô ta. Mình đi thuê nhà mới thay cho căn phòng chật hẹp cô ấy đang ở. Cô ấy nghén ghê lắm, sợ cô ấy không tự chăm sóc mình được nên mình còn thuê một bác giúp việc nữa. Thi thoảng rảnh mình lại chạy qua thăm nom, hỏi han tình hình cô ấy. Tuy nhiều lúc cũng thấy tủi thân và cay đắng nhưng mình làm thế là hoàn toàn thật lòng.
Trong thâm tâm mình đã xác định li dị rồi, còn việc mình làm đó chỉ là trả nghĩa cho chồng và mẹ chồng mà thôi. Khi cô gái đó sinh nở mẹ tròn con vuông xong, mình đã nhất quyết li dị. Từ đó, chồng và tất cả những thứ liên quan đều không còn ý nghĩa gì trong cuộc sống của mình nữa. Mình ngày đi làm, rảnh thì đến trại bảo trợ xã hội giúp đỡ. Các cháu họ của mình cũng rất được mình quan tâm nên đứa nào cũng quý mình, coi mình như mẹ” - chị cười nhẹ tênh.