Vợ nói quá nhiều, vợ không chịu lắng nghe, vợ bảo thủ luôn thấy mình đúng... đều khiến các ông chồng ngán ngẩm không muốn nói chuyện cùng.
Cặp vợ chồng chuyên gia tâm lý trị liệu các vấn đề hôn nhân và gia đình người Mỹ Gary và Joy Lundbergry nhận xét, đa số phụ nữ phàn nàn rằng dường như họ không thể lôi kéo chồng vào một cuộc trò chuyện có ý nghĩa. Trong rất nhiều lý do, dưới đây là 5 lý do tiêu biểĐây là căn bệnh của đại đa số phụ nữ. Nó không phải là lỗi của phụ nữ bởi họ được sinh ra để nói nhiều hơn nam giới. Trong thực tế, hầu hết đàn ông chỉ nói khoảng 12.000 từ mỗi ngày, còn phụ nữ nói trên 25.000 từ/ngày. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là phụ nữ được quyền nhai đi nhai lại một chuyện và không kiểm soát bản năng nói của mình.
Vợ không lắng nghe
Một khách hàng từng thất vọng kể với Gary: "Từ lâu tôi đã không tâm sự với vợ tôi chuyện gì nữa, vì cô ấy không quan tâm những gì tôi nghĩ. Cô ấy chỉ làm những gì cô ấy cũng muốn”.
Ngay cả khi người vợ không đồng ý với những gì ý kiến của chồng, hãy cố nghe anh ấy nói. Hãy nhớ rằng có nhiều con đường để dẫn đến La Mã, hãy cho anh ấy một con đường. Như thế, anh ấy sẽ cảm thấy mình được tôn trọng và sẵn sàng tham gia những cuộc nói chuyện có ý nghĩa hơn.
Vợ quyết tâm đưa ra quan điểm của mình
Một vấn đề mà phần lớn phụ nữ mắc phải là họ sợ nếu cứ để chồng nói, họ sẽ không thể đưa ra quan điểm của mình. Vì thế, họ liên tục cắt ngang cuộc nói chuyện để chắc chắn rằng mình đang nói. Phụ nữ thường có rất nhiều lý do để bảo vệ quan điểm của mình. Nếu người chồng chia sẻ một điều gì đó, người vợ thường ngay lập tức nhận nêu lên ý tưởng của mình thay vì lắng nghe đầy đủ. Liệu có ai muốn thực hiện một cuộc nói chuyện với một người như thế? Không ai cả, đặc biệt là chồng của bạn.
Vì thế, người vợ cần phải vượt qua suy nghĩ rằng mình luôn luôn đúng. Mọi người đều thích nói chuyện với một người không bảo thủ, sẵn sàng thừa nhận nếu mình sai và sẵn sàng học hỏi.
Nếu biết nghĩ rằng người chồng của mình cũng thường xuyên đúng, bạn sẽ được hưởng một cuộc hôn nhân hạnh phúc hơn. Điều đó không có nghĩa là bạn không đúng trong một số thời điểm, mà chỉ có nghĩa là bạn cần công bằng hơn. Hãy tôn trọng ý kiến của chồng và anh ấy cũng sẽ tôn trọng ý kiến của bạn.
Vợ đề xuất cuộc hội thoại vào thời điểm không phù hợp
Người vợ đừng hy vọng có một cuộc trò chuyện về những vấn đề nghiêm túc và ý nghĩa trong một không gian hỗn loạn. Lũ trẻ chạy xung quanh và sẵn sàng làm gián đoạn bằng những đòi hỏi của chúng. Hãy chọn một thời điểm yên tĩnh để hai người có thể chia sẻ những ý tưởng của mình với nhau. Đó có thể là lúc chỉ hai vợ chồng bạn ra ngoài ăn tối, đi bộ trong khu phố hay ngồi trên ghế đá công viên, uống nước nghỉ ngơi sau giờ làm việc...
Ngoài ra, thời gian yên tĩnh trong phòng ngủ cũng là một lựa chọn tốt. Vợ chồng bạn đóng cửa phòng có nghĩa đó là khoảng thời gian riêng tư. Hãy dạy con cái biết rằng chúng không được phép gây phiền nhiễu trong cuộc nói chuyện riêng tư của bố mẹ. Với những đề tài ít nghiêm trọng hơn, vợ chồng bạn có thể để cho con cái cùng chứng kiến, bạn có thể nói chuyện khi đang ở phòng khách xem tivi hay làm cái gì đó mà cả hai cùng thích. Đây cũng là cách giúp con bạn chuẩn bị cho cuộc hôn nhân trong tương lai của chúng, chúng biết rằng cả vợ và chồng đều phải có tiếng nói trong gia đình.
Vợ không biết nói gì
Các cặp vợ chồng thường có quá nhiều cuộc nói chuyện chỉ để giải quyết các vấn đề của gia đình. Mặc dù cần phải có thời gian cho điều đó nhưng cũng cần phải có thời gian dành cho những điều thú vị và vui vẻ hơn. Người vợ có thể bắt đầu một cuộc nói chuyện hấp dẫn với chồng hơn theo những gợi ý sau: Nói về sở thích của anh ấy; Kế hoạch cho một chuyến đi chơi cùng nhau; Những ký ức thời thơ ấu của vợ chồng bạn; Một bộ phim hoặc một chương trình truyền hình...
Mặc dù con cái, công việc, tiền bạc, việc nhà, các vấn đề sức khỏe, gia đình hai bên, bạn bè... là tất cả các chủ đề quan trọng mà hai vợ chồng phải thực sự trao đổi với nhau nhưng cố gắng không để cho chúng luôn luôn là trọng tâm trong các cuộc hội thoại của vợ chồng.