Có lần, một anh hãm tài mang cái mác 'giai phố cổ' ra cưa đứa bạn tôi thì nó nói thẳng: 'Xin lỗi anh, người ta bảo nhà phố cổ khổ như ở tù. Có gì phấn khởi mà anh cứ vống lên?'.
Đọc tâm sự của những anh chàng nói rằng “có ế cũng không thèm yêu gái quê", quả thực tôi có một sự bức xúc không hề nhẹ. Giai Hà Nội thì có gì to tát mà cành cao? Hộ khẩu Hà Nội thì có gì mà danh giá? Các anh may mắn hơn chúng tôi về vị trí địa lí, rằng các cụ thân sinh yêu đương nhau ở gần một vùng đất rồi lấy nhau, rồi sinh ra các anh ở cái mảnh đất ấy.
Rằng cái cái mảnh đất ấy đất lành chim đậu nên nhiều người nô nức về tụ hội. Điều kiện kinh tế từ đó mà phát triển hơn. Các anh lại may mắn hơn chúng tôi vì được sinh sống ở vùng kinh tế phát triển, kéo theo nhiều cái phát triển khác.
Thực tế chỉ có vậy, nhưng tôi chẳng hiểu sao các anh lại cho rằng mình văn minh, đẳng cấp hơn người khác nhờ vị trí địa lí các anh sống mà không phải vì chính bản thân “nội tại” giỏi giang hay trí tuệ hơn người?
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa Tôi biết rất nhiều trai Hà Nội 1, chính chủ Hà Nội nhà phố cổ, tam đại đồng đường đều sinh ra lớn lên ở Thủ đô nhưng vô công rỗi nghề, ham ăn lười lao động, sống bám vào gia đình, suốt ngày chỉ lông bông lượn lờ tán gái vớ vẩn. Nhìn chung không xứng đáng để làm chỗ dựa cho người khác vì cái thân mình anh ta còn lo chưa nổi nhưng hễ mở miệng tán gái thì lại mang cái mác “nhà anh ở phố cổ” ra lòe mấy em gái.
Các anh cứ làm như thể đó là một vũ khí hạng nặng có thể “hạ gục” bất cứ con mồi nào không bằng. Có lần, một anh hãm tài mang cái mác “giai phố cổ” ra cưa đứa bạn tôi thì nó nói thẳng: "Xin lỗi anh, người ta bảo nhà phố cổ, khổ như ở tù". Rồi thì nó nói: "Sống thì khổ sở chật hẹp, mấy chục người sống trong cái phòng hơn chục mét vuông, có gì phấn khởi mà anh cứ phải vống lên?”. Thế là anh chàng tắt điện luôn chả thấy ho he gì nữa.
Rồi lại cả mấy anh Hà Nội 2 khu vực ngoại thành Sóc Sơn, Đông Anh, Gia Lâm làm lái xe đường dài quê tôi, cứ mở miệng tán gái là: “Em có muốn làm dâu Hà Lội không?”. Nghe mà chết cười, giọng thì ngọng líu lô nhưng cứ căng hết cả người lên để “tỏa” cái mùi thanh lịch của dân tiệm cận hồ Hoàn Kiếm khiến tôi không khỏi buồn cười.
Tôi đành vận dụng hết vốn từ có hạn của thân phậDạ thưa anh, em phận gái quê tuổi gì mà bon chen làm dâu Hà Lội. À, thôi thì nồi nào vung nấy, trâu ta ăn cỏ đồng ta thôi ạ!”.n “gái quê” mà đáp lại nhã ý của các anh rằng: “
Rồi đến Hà Nội 3 mới nhập về thủ đô mấy năm gần đây cũng lại “đu dây điện” theo xu thế. Có vẻ như việc thay đổi cái tên tỉnh trong chứng minh nhân dân đã làm cho một số các anh trở nên “oách” hơn hẳn mặc dù bản thân thì cũng “trên đồng cạn, dưới đồng sâu, chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa” ngồi khoanh chân trước thềm nhà hút thuốc lào phành phạch, nhưng hễ nói chuyện thì lại “mình là người Hà Nội”. Thật không khỏi ngán ngẩm.
Tôi biết xã hội luôn đa dạng phong phú và trai Hà Nội không phải ai cũng dở hơi, hãm tài, khoe của như tôi từng chứng kiến. Vẫn có rất nhiều người tài giỏi, đẹp đẽ, danh giá, chân thành thực sự. Chính những người ấy họ lại rất khiêm tốn, văn minh và cư xử chừng mực. Điều đó càng làm cho bản thân họ đáng nể và đáng để người khác ngưỡng mộ hơn chứ không phải vì cái mác “trai Hà Nội” mà họ khoác lên người. Với tôi, một con người có giá trị không nằm ở nơi anh ta sinh sống mà nằm trong bản thân “nội tại” của anh ta.
Khi một anh giai nào đó còn mở miệng tự hào mang cái mác “anh là giai Hà Nội” đi tán gái thì các bạn gái nên suy nghĩ thật kỹ trước khi chấp nhận làm bạn gái của người đàn ông này. Bởi ngoài cái sự may mắn vì được sinh ra ở vị trí địa lý tốt thì bản thân của anh ta có khi không có một chút giá trị nào.