Dậy thì sớm có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim và ung thư vú... ở một bé gái, các nhà khoa học cảnh báo.
Một nghiên cứu mới được thực hiện tại trường Đại học Cambridge đã tìm ra rằng độ tuổi dậy thì của một bé gái được xác định bởi gen di truyền từ cha mẹ. Gen di truyền là một tập hợp được thừa kế từ cha hoặc mẹ, và hoạt động của chúng có thể khác cha mẹ. Phát hiện này có thể mở đường cho các nghiên cứu di truyền về các liên kết giữa tuổi dậy thì và khả năng phát triển một loạt các bệnh sau này, các nhà nghiên cứu cho biết.
Tiến sĩ John Perry tại Hội đồng Nghiên cứu Y học (MRC) đơn vị dịch tễ học tại Cambridge cho biết: "Thông thường, đặc tính vật lý di truyền của chúng ta phản ánh một sự kết hợp trung bình giữa gen của cha mẹ nhưng gen trội có thể là của mẹ hoặc của cha. Phát hiện này có nghĩa là trong một gia đình, gen của một phụ huynh có thể có ảnh hưởng sâu sắc hơn đến tuổi dậy thì của con gái họ so với người kia. Chúng tôi biết rằng một số gen trội kiểm soát sự tăng trưởng và phát triển thai nhi nhưng có một mối quan tâm ngày càng tăng là gen trội cung có thể kiểm soát sự trưởng thành từ thời thơ ấu đến kết quả cuộc sống sau này, bao gồm cả nguy cơ bệnh tật của một người".
Dậy thì sớm có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim và ung thư vú... ở một bé gái, các nhà khoa học cảnh báo. Ảnh minh họa
Phát hiện này đã được thực hiện bằng cách nghiên cứu hơn 180.000 phụ nữ và DNA của họ để tìm ra các biến thể di truyền nhằm xác định khi một cô gái đến tuổi trưởng thành. Các nhà nghiên cứu xác định 123 biến thể di truyền có liên quan tới thời gian các bé gái trải qua qua chu kì kinh nguyệt đầu tiên của họ. 6 trong số các biến thể đã được tìm thấy trong nhóm gen liên quan.
Các nghiên cứu công bố trên tạp chí Nature và phát hiện ra rằng hoạt động của gen trội khác nhau tùy theo gen đó được thừa hưởng từ ai - một số gen chỉ hoạt động khi được thừa hưởng từ người mẹ, những người khác chỉ hoạt động khi được thừa hưởng từ người cha.
Cả hai loại gen cụ thể ảnh hưởng từ bố và mẹ đều xác định tuổi dậy thì ở các bé gái, chỉ ra một cuộc xung đột về mặt sinh học giữa gen di truyền từ bố mẹ và tốc độ của con.
Một nghiên cứu khác được tiến hành với trên 35.000 phụ nữ ở Iceland cũng cung cấp thêm bằng chứng về sự mất cân đối trong mô hình kế thừa gen của cha mẹ bằng cách phân tích sự liên quan giữa các gen trội và thời gian dậy thì của họ.
Tác giả nghiên cứu và bác sĩ nhi khoa, Tiến sĩ Ken Ong tại đơn vị dịch tễ học MRC cho biết các nhà khoa học có thể sử dụng nghiên cứu vào gen để tìm hiểu làm thế nào chúng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của một cô gái trong cuộc sống sau này.
Trong một gia đình, gen của một phụ huynh có thể có ảnh hưởng sâu sắc hơn đến tuổi dậy thì của con gái họ so với người kia. Ảnh minh họa
"Có một sự đa dạng về thời gian dậy thì - một số cô gái bắt đầu lúc 8 tuổi và những người khác ở 13. Trong khi các yếu tố lối sống như dinh dưỡng và hoạt động thể chất không đóng một vai trò nào thì những phát hiện của chúng tôi cho thấy có một mạng lưới ảnh hưởng rộng lớn và phức tạp của các yếu tố di truyền", Tiến sĩ Ong nói.
"Chúng tôi đang nghiên cứu các yếu tố để hiểu làm thế nào mà tuổi dậy thì sớm của các bé gái lại có liên quan đến nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim và ung thư vú trong cuộc sống sau này - và hy vọng một ngày có thể phá vỡ liên kết này," ông nói.
Tiến sĩ Anna Murray, một đồng tác giả từ Đại học y Exeter, nói thêm: "Chúng tôi thấy rằng có hàng trăm gen liên quan đến thời gian tuổi dậy thì, trong đó có 29 gen tham gia vào việc sản xuất và hoạt động của kích thích tố. Điều này đã nâng cao kiến thức của chúng ta về quá trình sinh học trong cả nam và nữ".
Theo afamily.vn