Theo các nhà tâm lý giáo dục, ý thức tự học của trẻ phụ thuộc vào việc học tập, nghiên cứu của cha mẹ, anh chị em trong gia đình. Nếu bản thân cha mẹ không có những hoạt động thể hiện sự tư duy như đọc sách báo, học tập… thì không thể dạy cho con ý thức tự học.
Nhiều người thường lầm tưởng chỉ cần con ngồi vào bàn học đúng giờ, nhìn vào sách và cầm bút viết vào vở có nghĩa là đang học. Mọi chuyện không đơn giản như thế. Khi trẻ hứng thú khi đến giờ ngồi vào bàn học thậm chí tỏ ra thích thú với việc làm bài tập và khoe với cha mẹ về việc giải được những bài toán khó.
Đó mới là lúc con thích thú với việc học và có thể tự học. Việc tự học sẽ giúp trẻ trở nên cứng cáp, rắn rỏi, làm chủ được cuộc sống và trưởng thành nhanh hơn bạn bè cùng trang lứa. Đồng thời, trẻ cũng sẽ có kiến thức thật vững chắc và học tốt hơn bạn bè do thích thú với việc học hơn. Vậy hãy tìm ra những phương pháp giúp trẻ tự học.
Để rèn cho trẻ tinh thần tự giác học, trước hết, người lớn cần giải thích thế nào là tự học? Đó là cách chủ động tìm tòi, biết vận dụng những cái đã học vào cuộc sống, biết tham khảo cái của người khác để tìm ra cái của mình.
Để trẻ tự xếp lịch học
Việc này là cực kỳ quan trọng giúp cho trẻ tự chủ với việc học tập của mình cũng như tiếp thu những thú chúng thích. Trẻ thích học điều gì, môn học nào và thời gian nào bạn hãy tạo điều kiện hết sức. Nhưng đừng đụng vào lịch học và việc sắp xếp thời gian học của bé. Hãy để bé tự quyết toàn bộ.
Đừng ảo tưởng vào khả năng của bé
Đừng ảo tưởng, con bạn không phải thiên tài. Đừng so sánh con bạn với bất kỳ ai để rồi đưa ra những bài tập quá sức và kỳ vọng con phải bằng người này, người kia. Con bạn còn nhỏ, mọi ảo tưởng, so sánh sẽ làm bé hoang mang và vô tình bạn đã tạo ra một áp lực rất lớn lên con. Làm sao trẻ hứng thú và tự học được trong tình trạng như vậy?
Dành cho trẻ những lời khen
Những lời khen luôn làm trẻ hào hứng. Hãy thường xuyên đưa ra những lời khen cùng với phần thưởng hợp lý khi cần thiết. Trẻ sẽ phấn khởi và có hứng thú với việc học hơn rất nhiều.
Cùng còn xác định mục tiêu
Cha mẹ cần nói cho con động cơ, hoài bão trong học tập, xác định học vì cái gì và cho ai? Điều này lý giải việc rất nhiều em sinh trưởng trong gia đình nghèo khó, nhưng lại đạt thành tích học tập cao. Ngược lại khá nhiều những em gia đình đầy đủ về vật chất, cha mẹ là người tích cực nghiên cứu song vẫn không ham học.
Một điều quan trọng nữa là cha mẹ nên tạo điều kiện, khơi dậy tinh thần tìm tòi sáng tạo của con, đừng quá tạo tâm lý cái gì cũng có sẵn, không cần nghiên cứu.