Khi trời lạnh, người phụ nữ cần phải giữ ấm những bộ phận dễ bị nhiễm lạnh nhất như dưới đây.
Khả năng lưu thông máu của phụ nữ kém nên cơ thể dễ nhạy cảm với khí lạnh hơn nam giới. Hơn nữa một số bộ phận trên cơ thể phụ nữ rất dễ bị khí lạnh xâm nhập. Do vậy, khi trời lạnh, người phụ nữ cần phải giữ ấm những bộ phận dễ bị nhiễm lạnh nhất như dưới đây.
1. Bàn chân
Lớp mỡ dưới da bàn chân mỏng nên khả năng giữ ấm kém, hơn nữa khoảng cách từ bàn chân đến tim khá xa khiến việc lưu thông máu kém. Bàn chân khi bị nhiễm lạnh, thông qua các phản xạ thần kinh, sẽ làm co mạch trên niêm mạc đường hô hấp, làm giảm lưu lượng máu và giảm khả năng kháng bệnh.
2. Bụng
Y học Trung Quốc cho rằng, bụng là nơi chứa thận, thận vốn thích ấm sợ lạnh. Nếu bụng bị lạnh sẽ dẫn đến bệnh đau bụng do lạnh và các bệnh phụ khoa như rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh, tiết dịch âm đạo bất thường…
Vào mùa đông, ngoài việc mặc quần áo giữ ấm cho bụng, có thể làm ấm bụng bằng cách dùng hai tay xoa vào nhau đến khi ấm lên, sau đó ấn chặt tay vào các cơ quanh bụng, rồi từ từ xoa mạnh xuống phía dưới vùng xương cụt (huyệt Trường cường). Lặp lại 50- 100 lần, làm như vậy mỗi tối có tác dụng làm ấm thận, lưu thông khí huyết, lưu thông mạch, làm khỏe sống lưng.
3. Đầu
Y học Trung Quốc cho rằng, đầu là nơi chi phối toàn thân, là nơi lưu thông hàng trăm mạch, là nơi hội tụ của 12 kinh mạch và 8 mạch kỳ kinh. Khi đầu bị lạnh, rất dễ làm dương khí trong đầu tiêu tán. Vì vậy dễ gây ra các bệnh như cảm lạnh, viêm mũi, đau đầu, đau răng, dây thần kinh sinh ba (dây V). Vì vậy giữ ấm đầu trong ngày lạnh rất quan trọng.
4. Tai
Tai là nơi hội tụ của các mạch chính, 12 kinh mạch đều đi qua tai. Do da của tai rất mỏng, mạch máu của tai lộ rõ, mô dưới da ít, thiếu chất béo bảo vệ, khi gặp lạnh dẫn đến thiếu máu thiếu oxy, gây tê cóng và gây ra các bệnh cảm lạnh. Do đó phải giữ ấm tai trong những ngày trời lạnh.
Ảnh minh họa
5. Mũi
Mũi là huyệt của phổi, nếu mũi bị lạnh sẽ dễ gây ra cảm lạnh, vì vậy vào mùa đông phải giữ ấm mũi là điều hết sức cần thiết. Khi gặp thời tiết lạnh, phải đeo khẩu trang khi ra ngoài. Vào mỗi buổi sáng và tối nên massage mũi một lần, dùng hai ngón tay cái xoa vào nhau cho ấm lên, sau đó xoa hai ngón tay cái dọc theo sống mũi, massage lên xuống hai bên mũi khoảng 30 lần.
Sau đó, xoa bóp huyệt Nghinh Dương ở hai bên cánh mũi (bên rìa cách cánh mũi 0.5 cm) 15-20 lần. Làm như vậy có thể lưu thông kinh mạch, tăng cường lưu thông khí huyết cục bộ, tăng cường khả năng chịu lạnh của mũi, ngăn ngừa hữu hiệu được các bệnh cảm lạnh và các bệnh về mũi.
6. Cổ
Cổ là “pháo đài” của cơ thể, trên giữ đầu, dưới giữ thân, tức là bộ phận hoạt động nhiều nhất của cột sống, cũng là bộ phận quan trọng nhất của trung tâm thần kinh, là con đường duy nhất của huyết mạch tim. Nếu bị nhiễm lạnh, nó không những gây ra bệnh cho xương sống cổ mà còn gây ra các bệnh khác nữa.
Vì vậy mùa đông nên mặc áo cổ cao, ra đường nên quàng thêm khăn ấm, có khể ngăn chặn việc co mạch máu quanh cổ khi bị nhiễm lạnh, đồng thời có rất nhiều điểm tốt trong việc phòng ngừa các bệnh như bệnh cao huyết áp, bệnh tim mạch.
7. Lưng
Y học Trung Quốc cho rằng, Mạch Đốc tuần hoàn chính qua lưng, chỉ đạo dương khí cơ thể, “ lưng là dương của trung dương, là hải của mạch dương”. Nếu coi nhẹ việc giữ ấm lưng, dễ bị khí lạnh xâm nhập, làm tổn thương dương khí cơ thể, làm giảm khả năng miễn dịch, gây ra bệnh.
Vì vậy, vào mùa đông tốt nhất nên mặc áo bông hoặc áo len để giữ ấm lưng. Khi trời nắng, nên ra ngoài để ánh nắng mặt trời chiếu vào lưng, hơi ấm không chỉ khiến cơ thể cảm thấy dễ chịu mà còn là thần dược chữa bệnh trầm cảm mùa đông.
8. Đầu gối
Thời tiết mùa đông lạnh liên tục, độ tương phản nhiệt độ rất lớn, đầu gối dễ bị lạnh dẫn đến co cơ và mạch máu của khớp gối, gây ra bệnh khớp. Điều quan trọng để bảo vệ khớp gối chính là giữ ấm, nên đeo miếng đệm đầu gối, và chú ý vận động nhẹ nhàng.