Ngày càng nhiều người lấy bữa ăn làm thời gian bàn công việc, giao kết xã hội, giao lưu bạn bè… Những thói quen cần tránh này có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Quy tắc lễ nghĩa trên bàn ăn vốn đã rất được coi trọng, tuy nhiên quy tắc về sức khỏe trên bàn ăn lại ít được nhắc đến. Ngày càng nhiều người lấy bữa ăn làm thời gian bàn công việc, giao kết xã hội, giao lưu bạn bè… Đây là những thói quen cần tránh vì chúng có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Dưới đây xin đưa ra một số thói quen xấu cần tránh khi ăn.
1. Ăn quá nóng
Rất nhiều người có thói quen thích ăn những thức ăn nóng hổi, vừa mới bắc từ bếp ra. Mặc dù thức ăn nóng có mùi vị thơm ngon hơn, tuy nhiên ăn quá nóng trong thời gian dài lại dễ gây ra các bệnh tiêu hóa, thậm chí là gây ung thư thực quản.
Theo các chuyên gia sức khỏe, thực quản của chúng ta rất nhạy cảm, chỉ chịu được thức ăn ở nhiệt độ 50~60℃. Vượt quá nhiệt độ này, niêm mạc thực quản sẽ bị bỏng rát. Nếu lặp lại nhiều lần, có thể dẫn đến sự thay đổi về chất, phát triển thành ung bướu. Do vậy, nhiệt độ thực phẩm tốt nhất là vừa phải, thích hợp trong khoảng 40 ℃.
Ảnh minh họa
2. Không rời điện thoại di động, ti vi khi ăn
Đến bữa ăn không quên bật tivi, là thói quen của rất nhiều gia đình. Hơn nữa, rất nhiều người, thậm chí cả thanh thiếu niên đều có thói quen ôm khư khư điện thoại di động để gọi điện, nhắn tin, chơi face, kiểm tra thư điện tử, chơi điện tử … kể cả trong bữa ăn.
Thực tế, nếu các bậc cha mẹ cho cả trẻ con chơi điện thoại, xem tivi trong bữa ăn, thì chúng có nguy cơ thích ăn những thức ăn nhiều năng lượng, không đủ chất dinh dưỡng.
Hơn nữa, chỉ tập trung vào điện thoại, tivi sẽ khiến cho không khí ăn không vui, lâu dần mất cảm giác ăn uống, men tiêu hóa tiết ra không đủ, dẫn đến ăn không ngon miệng, lâu dần đánh mất vị giác thưởng thức món ăn hoặc nuốt mà không nhai, dễ có hại cho dạ dày, và đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh béo phì.
3. Vừa ăn vừa nói chuyện công việc
Bình thường trong bữa ăn mọi người hay có thói quen nói chuyện. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nếu bạn vừa ăn vừa nói chuyện về công việc, về làm ăn, về điểm thi…thì sẽ làm cản trở việc tiêu hóa và hấp thụ thức ăn.
Bởi vì, mọi tinh lực của bạn phải tập trung vào suy nghĩ, áp lực tinh thần lớn, sẽ khiến cho chức năng của thần kinh tự trị bị áp chế, dẫn đến lượng máu cung cấp cho đường tiêu hóa giảm , làm chậm nhu động dạ dày. Đặc biệt đối với những người mà khả năng tiêu hóa và hấp thụ kém, khi ăn phải hết sức tập trung và thoải mái tinh thần mới giúp tiêu hóa và hấp thụ thức ăn dễ dàng.
Ảnh minh họa
4. Hút thuốc lá sau khi ăn
Nhiều người sau bữa ăn thường thích hút một điếu thuốc, vừa để loại bỏ mùi thức ăn, vừa để thư giãn. Thế nhưng, một số nghiên cứu y học đã chỉ ra rằng, hút thuốc ngay sau bữa ăn là vô cùng bất lợi cho sức khỏe, thậm chí nguy hại cho sức khỏe gấp 10 lần so với hút thuốc khi bình thường.
Nguyên nhân là do sau khi ăn hệ thống tiêu hóa vận động, lưu thông máu nhanh, lỗ chân lông toàn thân nở rộng. Khi đó, nếu hút thuốc, cơ thể sẽ tăng cường khả năng hấp thụ khói thuốc, những chất có hại trong khói thuốc sẽ kích thích mạnh mẽ đến đường hô hấp và đường tiêu hóa, gây hại cho sức khỏe.
Vì vậy, tốt nhất không nên hút thuốc lá. Nếu chưa thể cai được, thì ít nhất 30 phút sau bữa ăn mới nên hút.
5. Ăn với tâm trạng tức giận
Khi ăn kèm theo tâm trạng tiêu cực như lo lắng, giận dữ cũng sẽ nguy hại đến sức khỏe. Một mặt, tâm trạng tiêu cực sẽ sẽ làm giảm chức năng tiêu hóa, gây ra chứng khó tiêu. Mặt khác, cũng có thể làm cho tiết dịch vị như acid clohidrit (HCl) và enzyme pepsin tăng cao, dễ gây ra tổn thương niêm mạc dạ dày.
Ngoài ra, các nghiên cứu y học phát hiện, tâm trạng căng thẳng sẽ khiến mức độ adrenaline tăng cao, phá vỡ hàng rào niêm mạc dạ dày, đây là nguyên nhân chính gây ra viêm, loét dạ dày. Do vậy, khi tâm trạng không tốt, bạn nên thư giãn cho thoải mái rồi mới nên ăn.