Năm thứ nhất trong cuộc đời, trẻ rất dễ bị ốm, các bậc phụ huynh hãy chú ý để hạn chế 5 bệnh thường gặp ở trẻ như sau.
Cảm
Trong năm đầu tiên của trẻ, bệnh cảm dường như khó tránh khỏi. Cảm vi rút thuộc loại bệnh tự nhiên vì vậy bố mẹ trẻ không nên quá lo lắng. Khi trẻ bị cảm hãy cho trẻ uống nhiều nước, chú ý tăng cường dinh dưỡng, nghỉ ngơi nhiều. Nếu bị sốt, khi nhiệt độ tăng lên thì chân tay lạnh có thể mát xa từng phần và tắm nước nóng cho trẻ để mở rộng huyết quản tăng cường lực tản nhiệt cho trẻ.
Khi trẻ sốt ở nhiệt độ cao mặt đỏ hồng, nhiệt độ da tăng cao, lúc này có thể dùng khăn lạnh đắp lên trán cho trẻ để giảm nhiệt, đồng thời cho trẻ uống nhiều nước để bổ sung lượng nước đã mất đi khi cơ thể nóng.
Ngoài ra, do sức đề kháng của trẻ sơ sinh vẫn chưa phát triển thành thục, vì vậy càng dễ bị cảm, nếu bố hay mẹ có triệu chứng bị cảm, hãy ngủ riêng để cách ly hoàn toàn với trẻ.
Cảm sốt là bệnh khó tránh khỏi trong năm đầu tiên của bé
Đau bụng đi ngoài
Đây là một bệnh thường gặp nhất trong tầm 1 tuổi của trẻ. Do chức năng dạ dày đường ruột của trẻ phát triển chưa chín muồi nên dễ bị đau bụng đi ngoài, đặc biệt vào mùa hè, mùa thu có tỉ lệ phát bệnh rất cao. Nguyên nhân bị đau bụng là đường ruột bị viêm nhiễm vi khuẩn, dinh dưỡng không thích hợp, thời tiết quá nóng hoặc đột nhiên bị lạnh v.v… Nếu không ăn dặm đúng giờ hoặc bố mẹ chăm bón không đúng giờ, đường ruột của trẻ không thích ứng được cũng có thể làm cho tiêu hóa không tốt, từ đó gây đau bụng.
Trẻ bị đau bụng đầu tiên nên cho uống nước và cẩn thận quan sát màu của phân và nước tiểu để ngăn chặn mất nước, ăn uống phải chú trọng thanh đạm cho dễ tiêu hóa, đồng thời giảm lượng thức ăn để giảm nhẹ gánh nặng cho đường ruột, hạn chế chất béo để ngăn chặn acid béo kích thích thành ruột.
Trẻ được nuôi bằng sữa mẹ chỉ cần giảm bớt lượng sữa và thời gian bú sữa nên cách ra lâu lâu là được, không cần phải ngừng không cho trẻ bú, bà mẹ cũng nên giảm bớt thức ăn dầu mỡ để tránh tăng lượng chất béo trong sữa. Đồng thời trước khi cho trẻ bú, mẹ nên uống một cốc nước ấm lớn để pha loãng sữa ra, điều này rất có lợi để giảm nhẹ tình trạng đau bụng của trẻ.
Eczema
Eczema là một loại bệnh dị ứng, có liên quan đến thể chất dị ứng, thường xuyên tái phát và khó chữa trị tận gốc.
Eczema làm cho trẻ ngứa ngáy khó chịu, đêm ngủ không được, buồn bực bất an. Chữa trị có hiệu quả nhất định, dưới sự chỉ dẫn của bác sỹ khi cần có thể sử dụng thuốc dị ứng , tiêu viêm, ngăn ngứa. Tuy nhiên nếu sử dụng quá nhiều những loại thuốc này sẽ được da hấp thụ đem lại tác dụng phụ, sử dụng thời gian dài còn làm cho sắc tố da cục bộ hoặc teo nhẹ. Bệnh này có nhiều loại thuốc tuy nhiên bố mẹ không nên tùy tiện bôi cho trẻ, cần phối hợp với bác sỹ để chữa trị hiệu quả. Mỗi lần trước khi bôi thuốc mới, nhất định phải lau sạch thuốc cũ, trước khi bôi tốt nhất nên bôi một mảng nhỏ để quan sát hiệu quả trước sau đó mới quyết định có sử dụng hay không, tránh bôi sai thuốc làm bệnh tình của trẻ thêm nặng.
Bệnh tưa miệng
Trẻ chào đời không lâu thường khóc quấy không rõ nguyên nhân, từ chối bú sữa. Lúc này cần kiểm tra vòm miệng của trẻ, thông thường có thể phát hiện lưỡi hoặc phần má có mảng ngưng tụ màu trắng tuyết, triệu chứng này trên y học gọi là “bệnh tưa miệng”, cũng gọi miệng tuyết. Trẻ bị bệnh này thường do khi uống sữa có cảm giác kích thích, vì vậy thường xuyên khóc bất an hoặc từ chối bú sữa. Một số trẻ có có triệu chứng sốt nhẹ, khi nặng màng lưỡi có thể tan ra lây lan tới cổ họng, khí quản hoặc niêm mạc đường ruột, có lúc gây sốt cao, khó thở hoặc đau bụng đi ngoài.
Khi trẻ bị tưa miệng, đầu tiên cần khử trùng các dụng cụ cho trẻ bú như bình sữa, núm bình sữa qua nước sôi, quần áo của trẻ tốt nhất là giặt qua nước nóng rồi mới phơi dưới ánh nắng mặt trời (bởi vì nếu quần áo có tàn lưu trực khuẩn sẽ trở thành nguồn lây nhiễm). Trước khi phà sữa cho trẻ cần rửa tay, núm bình sữa không được chạm vào bất cứ cái gì để tránh lây nhiễm.
Trẻ bú sữa mẹ mỗi lần trước khi bú, mẹ dùng khăn lau sạch ngực và rửa tay sạch sẽ, tay của trẻ cũng cần dùng nước rửa tay, đồng thời sau mỗi lần bú xong nên dùng tăm bông làm sạch miệng và lưỡi của trẻ.
Ngoài ra, bố mẹ có thể dùng dung dịch natri bicarbonate 1,4 % rửa miệng rồi dùng thuốc chữa trị theo chỉ định của bác sỹ (nếu có), mỗi ngày 2-3 lần, tốt nhất làm giữa hai lần uống sữa. Sau khi màng trắng ở vòm miệng biến mất cần chữa trị thêm 2-3 ngày nữa để tránh sau này tái phát.
Thiếu máu
Trẻ thiếu máu chủ yếu là do thiếu sắt. Do sau khi trẻ chào đời mấy tháng không thể ăn dặm, lượng dung nạp sắt vào cơ thể ít, lượng sắt tích tụ được trong thời kỳ còn nằm trong bụng mẹ sẽ dần dần cạn kiệt, từ đó 2 tháng sau khi sinh trẻ thường bị thiếu máu nhẹ, triệu chứng này được gọi là thiếu máu sinh lý.
Trẻ lớn thêm một chút cũng có thể do chưa kịp thời ăn dặm nên thiếu máu, biểu hiện là sắc mặt trắng bạch, ăn uống giảm sút, tinh thần không thoải mái, thời gian dài thiếu máu còn có thể làm cho trí tuệ của trẻ phát triển chậm chạp, chức năng miễn dịch thấp v.v…
Trong thời gian này bố mẹ nên định kỳ kiểm tra máu cho trẻ. Do thuốc sắt có sự kích thích nhất định đối với dạ dày đường ruột, sau khi uống có thể dẫn đến ăn uống thất thường vì vậy trẻ thiếu máu nhẹ nên bổ sung sắt từ thức ăn là chính. Trẻ trong 4 tháng có thể lựa chọn sữa bột tăng cường sắt, trẻ bú sữa mẹ nên chú ý ăn thêm trứng gà, gan động vật, thịt nạc v.v… Trẻ sau 4 tháng nên dựa theo tháng tuổi để bổ sung lượng thức ăn thích hợp.