Các cặp vợ chồng trẻ thường cố gắng xây dựng tổ ấm của mình theo những mô hình lý tưởng và họ nghĩ rằng điều đó sẽ dẫn họ đến hạnh phúc. Nhưng những mô hình đó thật ra có thể được gọi là huyền thoại về hôn nhân. Cơ sở của những mô hình đó nằm trong cách giáo dục của gia đình và các tiêu chuẩn mang tính xã hội, nhưng sự lựa chọn của họ lại phụ thuộc vào đặc điểm cá nhân của các đối tác. Dưới đây là một số huyền thoại như vậy.
1. Để xây dựng mối quan hệ tốt cần phải chịu đựng áp lực
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Không được gây ra bất kỳ sự đổ bể, rạn nứt nào. Những người sống có trách nhiệm thường suy nghĩ như vậy. Và như thế, họ sử dụng toàn bộ thời gian của mình cho việc tạo dựng gia đình. Sự căng thẳng thường xuyên có thể dẫn tới tình trạng cạn kiệt về thể chất và cảm xúc. Những người suy nghĩ như vậy không cho phép mình thư giãn, vì họ luôn luôn sợ bị mất kiểm soát.
Họ thường là những người không tin tưởng vào chồng/vợ của mình và cũng không tin tưởng vào chính mình. Suy nghĩ này cũng hình thành từ những đứa trẻ luôn tìm mọi cách để hành động tốt hơn nhằm mong được cha mẹ yêu thương nhiều hơn.
2 . Chồng làm việc còn vợ chăm sóc gia đình
Trong trường hợp này, gia đình thường chỉ bền vững trong những năm đầu tiên. Quên đi công việc và sự nghiệp, người vợ trở thành một bà nội trợ đúng nghĩa. Trong thời gian người phụ nữ còn phải tập trung vào việc nuôi dạy con cái, cô nhận thấy ý nghĩa vai trò của mình. Nhưng khi con cái trưởng thành và bắt đầu cuộc sống độc lập, người phụ nữ sẽ cảm thấy mình là người thừa. Điều này sẽ khiến cô thất vọng, trầm cảm.
Thường người phụ nữ có suy nghĩ như vậy luôn đau khổ vì không tự tin vào chính mình từ trước khi kết hôn. Họ luôn có mặc cảm tự ti.
3. Con cái sẽ cứu vãn hôn nhân
Khi một mối quan hệ trở nên bế tắc, con trẻ sẽ trở thành gánh nặng. Cặp vợ chồng không hạnh phúc phải chịu trách nhiệm về số phận của đứa trẻ. Trong trường hợp này, người ta hy vọng rằng sự thay đổi hoàn cảnh bên ngoài sẽ giúp củng cố mối quan hệ gia đình. Nhưng điều này không phải lúc nào cũng chính xác.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
4. Khi chồng yêu vợ, anh ấy có thể hiểu vợ mà không cần lời nói
Đây là quan niệm sai lầm phổ biến nhất. Một người vợ có tính trẻ con sẽ luôn kỳ vọng rằng chồng mình giống như người mẹ, tự đoán được mọi suy nghĩ của mình. Không phải ông chồng nào cũng đọc được suy nghĩ của vợ. Huyền thoại này chính là một trong những nguyên nhân của sự hiểu lầm nhau trong gia đình.
Tốt hơn hết là hãy chia sẻ với nhau những gì bạn thích và những gì làm bạn khó chịu, nói ra điều mình muốn và không muốn. Tìm hiểu mong muốn và sở thích của anh ấy, cũng như nói về điều mình mong muốn không phải là việc dễ dàng. Sợ làm mất lòng chồng, nhiều người vợ thường tránh né những cuộc nói chuyện thẳng thắn. Từ đó xuất hiện những ức chế trong quan hệ vợ chồng. Kết quả người chồng chẳng hề nghĩ rằng vợ mình có thể có những mong muốn riêng.
5 . Việc nhà là của vợ, đàn ông chỉ lo việc… đàn ông
Những suy nghĩ như thế này thuộc về những gia đình chồng là gia trưởng. Trước kia, những suy nghĩ kiểu này là hợp lý. Thời nay, trách nhiệm trong gia đình được phân chia tùy vào khả năng và nguyện vọng của mỗi người. Thí dụ, chồng có thể thích nấu ăn còn vợ thì đóng đinh, sửa chữa. Trong các gia đình có nếp sống gia trưởng, những suy nghĩ khác đi sẽ gây nên mâu thuẫn lớn. Thí dụ người vợ thích tự mình chăm sóc việc nhà, nhưng người chồng lại muốn thuê người giúp việc, người vợ có thể cho rằng chồng chê bai mình. Bên cạnh đó người chồng không biết đóng đinh sẽ bị coi là người chồng tồi.
6 . Những giây phút “ngoài chồng ngoài vợ” - kẻ thù của cuộc sống gia đình
Thực tế, cơn say nắng nhẹ có thể giúp tăng cường sự gắn bó hôn nhân, làm tăng khả năng ham muốn tình dục của vợ chồng. Mọi việc chỉ tồi tệ đi khi để việc đó đi quá xa. Một chút ghen tuông, nghi ngờ sẽ làm mối quan hệ lứa đôi trở nên tươi mới. Trong mức độ này ý thức về gia đình sẽ kiểm soát được mức độ say nắng.
7. Chồng phải là người bạn tốt nhất
Trong trường hợp này, người vợ sẽ đòi hỏi ở chồng sự chân thành, sự hỗ trợ lẫn nhau. Kiểu tư duy này hoàn toàn sai. Trong tình yêu và tình bạn các cơ chế tâm lý hoàn toàn khác nhau. Khi một người mong đợi sự ràng buộc tuyệt đối, họ sẽ cảm thấy mình bị phản bội với bất kỳ tình cảm nào của đối phương dành cho người khác.
Mối quan hệ mang màu sắc tình bạn là đặc trưng của những người trẻ tuổi chưa lập gia đình. Những cố gắng chuyển chúng sang quan hệ gia đình thường thất bại. Ngoài sự hỗ trợ lẫn nhau và tôn trọng, vợ chồng rất cần đến sự chín muồi của cảm xúc yêu đương và lãng mạn.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Chẳng ai cho rằng mình đang xây dựng gia đình trên một huyền thoại. Ngoài ra, trong gia đình mỗi người lại những suy nghĩ rất riêng của mình. Đôi khi họ nghĩ giống nhau, đôi khi hoàn toàn đối nghịch với nhau. Không có gì là đáng sợ nếu gia đình của các bạn đang xây dựng trên những huyền thoại như vậy. Cùng với thời gian, các bạn sẽ nhận ra sai lầm của mình. Những suy nghĩ linh hoạt sẽ giúp các bạn thay đổi.